Hệ thống chỉ huy Dân quân tự vệ có bao gồm thôn đội trưởng? Ai có thẩm quyền quyết định miễn nhiệm chức vụ Thôn đội trưởng?
Hệ thống chỉ huy Dân quân tự vệ có bao gồm thôn đội trưởng không?
Căn cứ quy định tại Điều 18 Luật Dân quân tự vệ 2019 như sau:
Hệ thống chỉ huy Dân quân tự vệ
1. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
2. Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam.
3. Tư lệnh quân khu, Tư lệnh quân chủng, Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Tư lệnh Cảnh sát biển, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Tư lệnh binh chủng, Tư lệnh binh đoàn.
4. Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh.
5. Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện.
6. Người đứng đầu doanh nghiệp quân đội có tổ chức tự vệ.
7. Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức.
8. Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã.
9. Tiểu đoàn trưởng, Hải đoàn trưởng, Đại đội trưởng, Hải đội trưởng, Trung đội trưởng, Tiểu đội trưởng, Thuyền trưởng, Khẩu đội trưởng đơn vị Dân quân tự vệ.
10. Thôn đội trưởng.
Như vậy, theo quy định, hệ thống chỉ huy Dân quân tự vệ bao gồm thông đội trưởng.
Hệ thống chỉ huy Dân quân tự vệ có bao gồm thôn đội trưởng? Ai có thẩm quyền quyết định miễn nhiệm chức vụ Thôn đội trưởng? (Hình từ Internet)
Chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ được quy định thế nào? Thôn đội trưởng có nhiệm vụ gì?
Chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ được quy định thế nào?
Chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ được quy định tại Điều 19 Luật Dân quân tự vệ 2019, cụ thể như sau:
(1) Các chức vụ chỉ huy của Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức bao gồm:
- Chỉ huy trưởng, Chính trị viên;
- Phó Chỉ huy trưởng, Chính trị viên phó.
(2) Các chức vụ chỉ huy của đơn vị Dân quân tự vệ bao gồm:
- Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên tiểu đoàn, Phó Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên phó tiểu đoàn; Hải đoàn trưởng, Chính trị viên hải đoàn, Phó Hải đoàn trưởng, Chính trị viên phó hải đoàn;
- Đại đội trưởng, Chính trị viên đại đội, Phó Đại đội trưởng, Chính trị viên phó đại đội; Hải đội trưởng, Chính trị viên hải đội, Phó Hải đội trưởng, Chính trị viên phó hải đội;
- Trung đội trưởng;
- Tiểu đội trưởng, Thuyền trưởng, Khẩu đội trưởng;
- Thôn đội trưởng kiêm chỉ huy đơn vị dân quân tại chỗ.
Thôn đội trưởng có nhiệm vụ gì?
Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 20 Luật Dân quân tự vệ 2019 như sau:
Ban chỉ huy quân sự cấp xã, thôn đội trưởng
...
đ) Đăng ký, quản lý, bảo quản và sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật của đơn vị dân quân thuộc quyền theo quy định của pháp luật và quyết định của cấp có thẩm quyền;
e) Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã kiểm tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo, sơ kết, tổng kết, thi đua, khen thưởng về công tác quốc phòng địa phương theo quy định của pháp luật.
4. Thôn đội trưởng có nhiệm vụ tham mưu cho cấp ủy, chi bộ thôn lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, quân sự ở thôn; quản lý, chỉ huy trực tiếp dân quân thuộc quyền; phối hợp thực hiện chính sách hậu phương quân đội, chính sách ưu đãi người có công với cách mạng.
5. Chính phủ quy định số lượng Phó Chỉ huy trưởng; tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị làm việc của Ban chỉ huy quân sự cấp xã.
Theo đó, Thôn đội trưởng có nhiệm vụ tham mưu cho cấp ủy, chi bộ thôn lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, quân sự ở thôn; quản lý, chỉ huy trực tiếp dân quân thuộc quyền; phối hợp thực hiện chính sách hậu phương quân đội, chính sách ưu đãi người có công với cách mạng.
Ai có thẩm quyền quyết định miễn nhiệm chức vụ Thôn đội trưởng Dân quân tự vệ?
Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 23 Luật Dân quân tự vệ 2019, cấp có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm chức vụ nào thì có quyền quyết định miễn nhiệm chức vụ đó.
Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 23 Luật Dân quân tự vệ 2019 quy định thẩm quyền bổ nhiệm các chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ, trừ chức vụ chỉ huy tự vệ trong doanh nghiệp quân đội như sau:
Bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ
1. Thẩm quyền bổ nhiệm các chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ, trừ chức vụ chỉ huy tự vệ trong doanh nghiệp quân đội được quy định như sau:
a) Tư lệnh quân khu, Tư lệnh Quân chủng Hải quân, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội quyết định bổ nhiệm các chức vụ chỉ huy tiểu đoàn, hải đoàn Dân quân tự vệ;
b) Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh quyết định bổ nhiệm chức vụ chỉ huy đại đội, hải đội Dân quân tự vệ; Tư lệnh Quân chủng Hải quân quyết định bổ nhiệm các chức vụ chỉ huy hải đội tự vệ thuộc quyền quản lý;
c) Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện quyết định bổ nhiệm Thôn đội trưởng, Trung đội trưởng, Tiểu đội trưởng, Thuyền trưởng và Khẩu đội trưởng Dân quân tự vệ;
d) Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh quyết định bổ nhiệm các chức vụ chỉ huy của Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức;
đ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định bổ nhiệm các chức vụ chỉ huy của Ban chỉ huy quân sự cấp xã.
...
Theo quy định nêu trên, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện quyết định bổ nhiệm Thôn đội trưởng Dân quân tự vệ.
Như vậy, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện có thẩm quyền quyết định miễn nhiệm chức vụ Thôn đội trưởng Dân quân tự vệ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.