Hệ thống báo hiệu ở khu vực cầu chung sau khi tàu đã đi ra khỏi cầu thì thực hiện theo trình tự nào?
Nhà gác cầu chung ở khu vực cầu chung phải có các thiết bị nào?
Nhà gác cầu chung ở khu vực cầu chung phải có các thiết bị được quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 11/2018/TT-BGTVT như sau:
Nhà gác cầu chung và thiết bị bố trí trong nhà gác cầu chung
1. Ở mỗi đầu cầu chung phải có một nhà gác dành cho nhân viên gác cầu chung thực hiện điều khiển giao thông, nhà gác phải bảo đảm các điều kiện sau:
a) Vị trí và các cửa sổ của nhà gác phải bố trí để khi ngồi trong nhà gác nhân viên gác cầu nhìn được rõ người và các phương tiện hoặc các chướng ngại vật ở trên cầu; nhìn được rõ đoạn đường bộ và đoạn đường sắt vào cầu;
b) Nhà gác không làm che khuất tầm nhìn của người điều khiển phương tiện giao thông đường sắt và đường bộ; bộ phận gần nhất của nhà gác phải cách ray ngoài cùng và cách mép đường bộ ra phía ngoài tối thiểu 3,5 mét (m); nền nhà gác phải cao bằng hoặc cao hơn mặt cầu, xung quanh có lan can; diện tích của nhà gác tối thiểu là 4 mét vuông (m2).
2. Trong mỗi nhà gác cầu chung phải đầy đủ các thiết bị và phải bảo đảm hoạt động tốt, cụ thể như sau:
a) Điện thoại để liên lạc với hai ga gần nhất và liên lạc giữa hai nhà gác cầu chung;
b) Thiết bị điều khiển chắn cầu chung;
c) Thiết bị điều khiển tín hiệu đường bộ;
d) Thiết bị điều khiển tín hiệu đường sắt;
đ) Thiết bị thông báo tự động cho nhân viên gác chắn biết khi tàu tới gần cầu chung;
e) Thiết bị có khả năng ghi nhận, lưu trữ những liên lạc giữa trực ban chạy tàu và nhân viên gác cầu chung;
g) Đồng hồ báo giờ;
h) Các thiết bị khác phục vụ điều hành giao thông trên khu vực cầu chung.
3. Đối với nhà gác cầu chung trên đường sắt chuyên dùng có tốc độ chạy tàu nhỏ hơn hoặc bằng 30 km/h, việc bố trí thiết bị thông tin do chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng quyết định nhưng phải bảo đảm đủ thông tin cho nhân viên gác cầu chung biết khi tàu tới gần cầu chung.
Như vậy, theo quy định trên thì nhà gác cầu chung ở khu vực cầu chung phải có các thiết bị sau:
- Điện thoại để liên lạc với hai ga gần nhất và liên lạc giữa hai nhà gác cầu chung;
- Thiết bị điều khiển chắn cầu chung;
- Thiết bị điều khiển tín hiệu đường bộ;
- Thiết bị điều khiển tín hiệu đường sắt;
- Thiết bị thông báo tự động cho nhân viên gác chắn biết khi tàu tới gần cầu chung;
- Thiết bị có khả năng ghi nhận, lưu trữ những liên lạc giữa trực ban chạy tàu và nhân viên gác cầu chung;
- Đồng hồ báo giờ;
- Các thiết bị khác phục vụ điều hành giao thông trên khu vực cầu chung.
Hệ thống báo hiệu ở khu vực cầu chung sau khi tàu đã đi ra khỏi cầu thì thực hiện theo trình tự nào? (Hình từ Internet)
Hệ thống báo hiệu ở khu vực cầu chung sau khi tàu đã đi ra khỏi cầu thì thực hiện theo trình tự nào?
Hệ thống báo hiệu ở khu vực cầu chung sau khi tàu đã đi ra khỏi cầu thì thực hiện theo trình tự được quy định tại khoản 4 Điều 9 Thông tư 11/2018/TT-BGTVT như sau:
Nguyên tắc hoạt động của hệ thống báo hiệu, tín hiệu
…
3. Ở trạng thái có tàu đi đến cầu chung:
a) Tín hiệu đường bộ ở trạng thái đóng (sáng màu đỏ biểu thị cấm các phương tiện giao thông đường bộ đi vào cầu);
b) Chắn cầu chung ở trạng thái đóng (cấm các phương tiện giao thông đường bộ đi vào cầu);
c) Tín hiệu đèn màu phòng vệ đường sắt ở trạng thái mở (sáng màu lục biểu thị cho phép tàu đi qua cầu). Điều kiện để mở tín hiệu phòng vệ đường sắt là tín hiệu đường bộ ở trạng thái đóng, chắn cầu chung ở trạng thái đóng và không có chướng ngại vật ở trên cầu.
4. Sau khi tàu đã đi ra khỏi cầu, các thiết bị lần lượt hoạt động theo trình tự sau:
a) Tín hiệu đèn màu phòng vệ đường sắt đóng;
b) Tín hiệu đường bộ mở;
c) Chắn cầu chung mở.
Như vậy, theo quy định trên thì hệ thống báo hiệu ở khu vực cầu chung sau khi tàu đã đi ra khỏi cầu thì thực hiện theo trình tự sau:
- Tín hiệu đèn màu phòng vệ đường sắt đóng;
- Tín hiệu đường bộ mở;
- Chắn cầu chung mở.
Việc phòng vệ trên khu vực cầu chung được thực hiện như thế nào?
Việc phòng vệ trên khu vực cầu chung được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Thông tư 11/2018/TT-BGTVT như sau:
Phòng vệ cầu chung, điều hành giao thông trên khu vực cầu chung
1. Cầu chung phải được phòng vệ. Khu vực cầu chung phải được tổ chức điều hành giao thông để bảo đảm an toàn giao thông theo quy định của Thông tư này và pháp luật có liên quan.
2. Việc phòng vệ, tổ chức điều hành giao thông trên khu vực cầu chung phải thường trực liên tục 24 giờ trong ngày.
3. Sơ đồ tổ chức phòng vệ cầu chung theo quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
Như vậy, theo quy định trên thì việc phòng vệ trên khu vực cầu chung phải thường trực liên tục 24 giờ trong ngày.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.