Hệ thống ATM là gì trong ngành hàng không dân dụng? Hệ thống quản lý không lưu trong ngành hàng không là như thế nào?

Cho hỏi hệ thống ATM là gì trong ngành hàng không dân dụng? Bên cạnh đó thì hệ thống quản lý không lưu trong ngành hàng không là như thế nào? Căn cứ pháp lý nếu có giúp tôi, xin cảm ơn. Câu hỏi của bạn Minh Thư đến từ Thành phố Hồ Chí Minh.

Hệ thống ATM là gì trong ngành hàng không dân dụng?

Căn cứ theo quy định tại khoản 18 Điều 3 Thông tư 19/2017/TT-BGTVT như sau:

ATM (Air traffic management): Quản lý không lưu.

Theo đó, ATM (Air traffic management): Quản lý không lưu.

Như vậy, có thể thấy rằng hệ thống ATM sẽ là hệ thống quản lý không lưu.

Hệ thống quản lý không lưu trong ngành hàng không là như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 250 Thông tư 19/2017/TT-BGTVT như sau:

Hệ thống ATM
1. Hệ thống ATM cung cấp chức năng ATM thông qua việc tích hợp các thành phần như con người, thông tin, kỹ thuật, phương tiện và các dịch vụ, được hỗ trợ bởi hệ thống CNS trên mặt đất, trên không và trong không gian.
2. Hệ thống ATM bao gồm 7 thành phần sau:
a) Tổ chức và quản lý vùng trời;
b) Khai thác trên sân bay;
c) Cân bằng giữa yêu cầu và năng lực hệ thống;
d) Đồng bộ hóa hoạt động bay;
đ) Khai thác sử dụng vùng trời;
e) Quản lý ngăn ngừa xung đột;
g) Quản lý cung cấp các dịch vụ liên quan.
3. Mỗi thành phần của hệ thống ATM phải phù hợp với khái niệm khai thác ATM toàn cầu (OCD) và các yếu tố chung như phối hợp đưa ra quyết định (CDM), quản lý thông tin.
4. Cục Hàng không Việt Nam hướng dẫn chi tiết về thành phần, yêu cầu về hệ thống ATM phù hợp với quy định của ICAO và điều kiện thực tế tại Việt Nam.

Theo đó, hệ thống ATM cung cấp chức năng ATM thông qua việc tích hợp các thành phần như con người, thông tin, kỹ thuật, phương tiện và các dịch vụ, được hỗ trợ bởi hệ thống CNS trên mặt đất, trên không và trong không gian.

- Hệ thống ATM bao gồm 7 thành phần sau:

+ Tổ chức và quản lý vùng trời;

+ Khai thác trên sân bay;

+ Cân bằng giữa yêu cầu và năng lực hệ thống;

+ Đồng bộ hóa hoạt động bay;

+ Khai thác sử dụng vùng trời;

+ Quản lý ngăn ngừa xung đột;

+ Quản lý cung cấp các dịch vụ liên quan.

- Mỗi thành phần của hệ thống ATM phải phù hợp với khái niệm khai thác ATM toàn cầu (OCD) và các yếu tố chung như phối hợp đưa ra quyết định (CDM), quản lý thông tin.

- Cục Hàng không Việt Nam hướng dẫn chi tiết về thành phần, yêu cầu về hệ thống ATM phù hợp với quy định của ICAO và điều kiện thực tế tại Việt Nam.

Hệ thống ATM

Hệ thống ATM (Hình từ Internet)

Trong ngành hàng không dân dụng thì các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay phải đáp ứng các nguyên tắc nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 251 Thông tư 19/2017/TT-BGTVT như sau:

Nguyên tắc chung
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay phải:
1. Đảm bảo an toàn, an ninh bảo mật hệ thống công nghệ thông tin của đơn vị.
2. Xác định các hệ thống công nghệ thông tin quan trọng cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay và áp dụng chính sách đảm bảo an toàn, an ninh bảo mật phù hợp với yêu cầu về cấp độ an toàn thông tin theo quy định của pháp luật.
3. Nhận biết, phân loại, đánh giá kịp thời và xử lý có hiệu quả các rủi ro công nghệ thông tin có thể xảy ra trong đơn vị.
4. Xây dựng, triển khai quy chế an toàn, an ninh bảo mật hệ thống công nghệ thông tin trên cơ sở hài hòa giữa lợi ích, chi phí và mực độ chấp nhận rủi ro của đơn vị.
5. Bố trí nhân sự chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn, an ninh bảo mật hệ thống công nghệ thông tin.
6. Xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị, từng bộ phận và cá nhân trong đơn vị đối với công tác đảm bảo an toàn, an ninh bảo mật hệ thống công nghệ thông tin.

Theo đó, có thể thấy rằng doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay phải:

+ Đảm bảo an toàn, an ninh bảo mật hệ thống công nghệ thông tin của đơn vị.

+ Xác định các hệ thống công nghệ thông tin quan trọng cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay và áp dụng chính sách đảm bảo an toàn, an ninh bảo mật phù hợp với yêu cầu về cấp độ an toàn thông tin theo quy định của pháp luật.

+ Nhận biết, phân loại, đánh giá kịp thời và xử lý có hiệu quả các rủi ro công nghệ thông tin có thể xảy ra trong đơn vị.

+ Xây dựng, triển khai quy chế an toàn, an ninh bảo mật hệ thống công nghệ thông tin trên cơ sở hài hòa giữa lợi ích, chi phí và mực độ chấp nhận rủi ro của đơn vị.

+ Bố trí nhân sự chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn, an ninh bảo mật hệ thống công nghệ thông tin.

+ Xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị, từng bộ phận và cá nhân trong đơn vị đối với công tác đảm bảo an toàn, an ninh bảo mật hệ thống công nghệ thông tin.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

3,115 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào