Hành vi sử dụng thuốc trừ cỏ không có tên trong Danh Mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam có thể bị phạt bao nhiêu?
- Loại thuốc trừ cỏ nào theo quy định không được sử dụng tại Việt Nam?
- Sử dụng thuốc trừ cỏ không có tên trong Danh Mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam có thể bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sử dụng thuốc trừ cỏ không có tên trong Danh Mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam là bao lâu?
Loại thuốc trừ cỏ nào theo quy định không được sử dụng tại Việt Nam?
Căn cứ khoản 2 Điều 1 Thông tư 19/2022/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Ban hành kèm theo Thông tư này
...
2. Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam, Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này, gồm:
a) Thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản lâm sản: 23 hoạt chất.
b) Thuốc trừ bệnh: 6 hoạt chất.
c) Thuốc trừ chuột: 1 hoạt chất.
d) Thuốc trừ cỏ: 1 hoạt chất.
3. Bảng mã số HS thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, cấm sử dụng tại Việt Nam thực hiện theo Mục 22 và Mục 23 của Phụ lục I ban hành kèm Thông tư số 11/2021/TT-BNNPTNT ngày 20/9/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành bảng mã số HS đối với danh mục hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và danh mục hàng hóa xuất, nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật về bảng mã số HS có sửa đổi, bổ sung, thay thế thì áp dụng văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế đó.
Đồng thời, căn cứ Phụ lục II danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư 19/2022/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Như vậy, theo quy định thì thuốc trừ cỏ 1 hoạt chất 2.4.5 T là loại thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam.
Hành vi sử dụng thuốc trừ cỏ không có tên trong Danh Mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam có thể bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào? (Hình từ Internet)
Sử dụng thuốc trừ cỏ không có tên trong Danh Mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam có thể bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 26 Nghị định 31/2016/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật như sau:
Vi phạm quy định về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng với nội dung hướng dẫn sử dụng ghi trên nhãn thuốc;
b) Không thu gom, để đúng nơi quy định bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không có tên trong Danh Mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam;
b) Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật dưới dạng ống tiêm thủy tinh.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng nội dung hướng dẫn ghi trên nhãn gây hậu quả nguy hiểm.
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong Danh Mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc tiêu hủy thuốc đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2, 4 Điều này;
b) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này.
Đồng thời, căn cứ khoản 2 Điều 5 Nghị định 31/2016/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền như sau:
Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền
1. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật đối với cá nhân là 50.000.000 đồng, đối với tổ chức là 100.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 (hai) lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của những người được quy định tại Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 (hai) lần thẩm quyền xử phạt cá nhân.
Như vậy, hành vi sử dụng thuốc trừ cỏ không có tên trong Danh Mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam có thể bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Đồng thời phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả đó là buộc tiêu hủy thuốc đối với hành vi sử dụng thuốc trừ cỏ không có tên trong Danh Mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam.
Lưu ý: Mức phạt tiền nói trên là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sử dụng thuốc trừ cỏ không có tên trong Danh Mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam là bao lâu?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 31/2016/NĐ-CP quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật là một năm, trừ các trường hợp vi phạm hành chính về sở hữu trí tuệ đối với giống cây trồng; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh giống cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật, thực vật, sản phẩm thực vật thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là hai năm.
2. Thời Điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 6 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sử dụng thuốc trừ cỏ không có tên trong Danh Mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam là hai năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.