Hành vi nào bị cấm thực hiện trong hoạt động phát hành tiền của Ngân hàng Nhà nước? Tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông bị xử lý như thế nào?

Qua tìm hiểu, tôi biết được ngân hàng Nhà nước thực hiện khá nhiều việc, trong đó có hoạt động phát hành tiền. Vậy ngoài ngân hàng Nhà nước, còn cơ quan nào có thể thực hiện việc này hay không? Hành vi nào bị cấm trong hoạt động phát hành tiền của ngân hàng Nhà nước? Đối với tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, Nhà nước có thu hồi và đổi hay không?

Ngoài ngân hàng Nhà nước, cơ quan nào được phép phát hành tiền?

Khoản 1 Điều 17 Luật Ngân hàng Nhà nước 2010 quy định về chủ thể được phép phát hành tiền như sau:

"Điều 17. Phát hành tiền giấy, tiền kim loại
1. Ngân hàng Nhà nước là cơ quan duy nhất phát hành tiền giấy, tiền kim loại của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam."

Theo đó, hoạt động phát hành tiền, bao gồm cả tiền giấy và tiền kim loại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do ngân hàng Nhà nước thực hiện và chỉ có ngân hàng Nhà nước mới có thể thực hiện chức năng này.

Hành vi bị cấm của Ngân hàng Nhà nước trong hoạt động phát hành tiền là gì?

Hành vi bị cấm của Ngân hàng Nhà nước trong hoạt động phát hành tiền là gì?

Các hành vi bị cấm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong hoạt động phát hành tiền được quy định cụ thể tại Điều 23 Luật Ngân hàng Nhà nước 2010, gồm:

(1) Làm tiền giả; vận chuyển, tàng trữ, lưu hành tiền giả.

(2) Huỷ hoại đồng tiền trái pháp luật.

(3) Từ chối nhận, lưu hành đồng tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông do Ngân hàng Nhà nước phát hành.

(4) Các hành vi bị cấm khác theo quy định của pháp luật.

Hoạt động thu hồi, thay thế tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông của ngân hàng Nhà nước

Điều 20 Luật Ngân hàng Nhà nước 2010 quy định về hoạt động thu hồi, thay thế tiền như sau:

"Ngân hàng Nhà nước thu hồi và rút khỏi lưu thông các loại tiền không còn thích hợp và phát hành các loại tiền khác thay thế. Các loại tiền thu hồi được đổi lấy các loại tiền khác với giá trị tương đương trong thời hạn do Ngân hàng Nhà nước quy định. Sau thời hạn thu hồi, các loại tiền thuộc diện thu hồi không còn giá trị lưu hành."

Điều 20 Nghị định 40/2012/NĐ-CP quy định cụ thể về cách xử lý đối với tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông như sau:

"Điều 20. Thu, đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông
1. Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước tổ chức việc thu, đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
2. Ngân hàng Nhà nước quy định tiêu chuẩn tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông; thu, đổi các loại tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định này.Theo đó, trường hợp tiền không còn thích hợp trong lưu thông, ngân hàng Nhà nước sẽ tiến hành thu hồi và thay thế những loại tiền này."

Theo đó, đối với tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, Ngân hàng nhà nước sẽ tiến hành hoạt động thu hồi và thay thế, cụ thể là đổi tiền theo quy định của ngân hàng Nhà nước.

Ngân hàng Nhà nước quy định thế nào đối với hoạt động đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông?

Tiền được xem là không đủ tiêu chuẩn lưu thông là các loại tiền giấy (tiền cotton và tiền polymer), tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành, đang lưu hành nhưng bị rách nát, hư hỏng hay biến dạng theo quy định về tiêu chuẩn tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 3, Điều 4 Thông tư 25/2013/TT-NHNN, gồm:

(1) Tiền rách nát, hư hỏng do quá trình lưu thông (nhóm nguyên nhân khách quan):

a) Tiền giấy bị thay đổi màu sắc, mờ nhạt hình ảnh hoa văn, chữ, số; nhàu, nát, nhòe, bẩn, cũ; rách rời hay liền mảnh được can dán lại nhưng còn nguyên tờ tiền;

b) Tiền kim loại bị mòn, han gỉ, hư hỏng một phần hoặc toàn bộ hình ảnh, hoa văn, chữ, số và lớp mạ trên đồng tiền.

(2) Tiền rách nát, hư hỏng do quá trình bảo quản (nhóm nguyên nhân chủ quan):

a) Tiền giấy bị thủng lỗ, rách mất một phần; tiền được can dán; cháy hoặc biến dạng do tiếp xúc với nguồn nhiệt cao; giấy in, màu sắc, đặc điểm kỹ thuật bảo an của đồng tiền bị biến đổi do tác động của hóa chất (như chất tẩy rửa, axít, chất ăn mòn...); viết, vẽ, tẩy xóa; đồng tiền bị mục hoặc biến dạng bởi các lý do khác nhưng không do hành vi hủy hoại;

b) Tiền kim loại bị cong, vênh, thay đổi định dạng, hình ảnh thiết kế do tác động của ngoại lực hoặc nhiệt độ cao; bị ăn mòn do tiếp xúc với hóa chất.

(3) Tiền bị lỗi kỹ thuật do quá trình in, đúc của nhà sản xuất như giấy in bị gấp nếp làm mất hình ảnh hoặc mất màu in, lấm bẩn mực in và các lỗi khác trong khâu in, đúc.

Hoạt động đổi tiền được quy định cụ thể tại Điều 6 Thông tư 25/2013/TT-NHNN như sau:

(1) Đối với tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 4 Thông tư này, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, đơn vị thu đổi có trách nhiệm thực hiện việc thu, đổi ngay cho khách hàng có nhu cầu, không hạn chế số lượng, không yêu cầu thủ tục giấy tờ.

(2) Đối với tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư này, khách hàng nộp hiện vật cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, đơn vị thu đổi. Các đơn vị nhận và xét đổi theo các điều kiện sau:

a) Tiền rách nát, hư hỏng không phải do hành vi hủy hoại;

b) Trường hợp tờ tiền bị cháy, thủng, rách mất một phần thì diện tích còn lại phải bằng hoặc lớn hơn 60% so với diện tích tờ tiền cùng loại; nếu được can dán thì phải có diện tích tối thiểu bằng 90% so với diện tích tờ tiền cùng loại và đảm bảo nguyên gốc, nguyên bố cục một tờ tiền (mặt trước, mặt sau; trên, dưới; bên phải, bên trái), đồng thời nhận biết được các yếu tố bảo an;

Đối với tiền polymer bị cháy hoặc biến dạng co nhỏ lại do tiếp xúc với nguồn nhiệt cao, thì diện tích còn lại tối thiểu phải bằng 30% so với diện tích tờ tiền cùng loại và còn giữ nguyên bố cục một tờ tiền, đồng thời nhận biết được ít nhất hai trong các yếu tố bảo an như: yếu tố hình ẩn trong cửa sổ nhỏ, mực không màu phát quang, phát quang hàng số sêri, dây bảo hiểm, yếu tố IRIODIN, chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Căn cứ điều kiện xét đổi được quy định tại Khoản này, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, đơn vị thu đổi thực hiện đổi cho khách hàng. Nếu không đủ điều kiện được đổi, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, đơn vị thu đổi trả lại cho khách hàng và thông báo lý do.

Trường hợp các tờ tiền chưa xác định được điều kiện đổi và cần giám định, khách hàng phải có giấy đề nghị đổi tiền (theo Phụ lục số 01 quy định tại Thông tư này).

Như vậy, ngân hàng Nhà nước là cơ quan duy nhất có thể thực hiện chức năng phát hành tiền. Đối với tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, ngân hàng Nhà nước và những cơ quan khác như tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước tiến hành phối hợp để thực hiện việc thu hồi và đổi tiền theo đúng quy định của pháp luật.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

3,476 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào