Hành khách mang bật lửa lên máy bay có vi phạm pháp luật không? Hút thuốc lá trên máy bay có thể bị xử lý thế nào?
Hành khách mang bật lửa lên máy bay có vi phạm pháp luật không?
Theo Mục III Danh mục vật phẩm nguy hiểm cấm, hạn chế mang vào khu vực hạn chế, mang lên tàu bay ban hành kèm theo Quyết định 1541/QĐ-CHK năm 2021 quy định về việc mang bật lửa lên máy bay như sau:
Căn cứ theo Danh mục nêu trên thì hành khách được mang bật lửa lên máy bay với loại bật lửa nhỏ (dùng để hút thuốc lá) hoặc bật lửa dạng đèn hàn, đèn khò có nắp chụp bảo vệ ngăn chặn sự kích hoạt vô ý với điều kiện sau đây:
- Mỗi người được phép mang 01 chiếc.
- Chỉ cho mục đích sử dụng cá nhân.
- Không chứa nhiên liệu lỏng chưa được thẩm thấu (trừ khí hoá lỏng).
Lưu ý: Nếu đáp ứng được điều kiện nêu trên thì hành khách không cần phải thông báo với người chỉ huy máy bay và không cần người khai thác máy bay chấp thuận.
Như vậy, hành khách mang bật lửa lên máy bay phù hợp với quy định nêu trên thì không được xem là hành vi vi phạm pháp luật.
Hành khách mang bật lửa lên máy bay có vi phạm pháp luật không (Hình từ Internet)
Người có hành vi hút thuốc lá trên máy bay có thể bị xử lý như thế nào?
Theo điểm a khoản 2 Điều 8 Nghị định 162/2018/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 3 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định như sau:
Vi phạm quy định về khai thác tàu bay
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng (một triệu đồng) đến 3.000.000 đồng (ba triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không tuân theo hướng dẫn về bảo đảm trật tự, an ninh, an toàn hàng không, phòng chống dịch bệnh của thành viên tổ bay;
b) Sử dụng trái phép trang bị, thiết bị an toàn trên tàu bay.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng (ba triệu đồng) đến 5.000.000 đồng (năm triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Hút thuốc, kể cả thuốc lá điện tử hoặc gây khói, cháy trên tàu bay;
b) Sử dụng thiết bị điện tử, thiết bị thu phát sóng trên tàu bay khi không được phép;
c) Làm hư hỏng trang bị, thiết bị của tàu bay;
d) Thực hiện thông thoại không đúng tài liệu, quy trình, yêu cầu công việc, quy trình phối hợp hoạt động.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) đến 20.000.000 đồng (hai mươi triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Mở cửa của tàu bay khi không được phép;
b) Không bảo đảm đủ giấy tờ, tài liệu mang theo tàu bay;
c) Mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự hoặc thực hiện các biện pháp bảo đảm khác đối với quyền lợi của người thứ ba ở mặt đất không đến giới hạn trách nhiệm theo quy định;
d) Không nộp hoặc nộp không đủ hoặc nộp không đúng thời hạn bản cân bằng trọng tải, bản khai tổng hợp, danh sách hành khách, bản kê khai hàng hóa của mỗi chuyến bay cho Cảng vụ hàng không theo quy định;
đ) Thực hiện thông thoại không đúng tài liệu, quy trình, yêu cầu công việc, quy trình phối hợp hoạt động gây uy hiếp an toàn hàng không.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng (hai mươi triệu đồng) đến 30.000.000 đồng (ba mươi triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Đưa tàu bay vào hoạt động với trang bị, thiết bị của tàu bay không có chứng chỉ phù hợp;
b) Không mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự hoặc không thực hiện các biện pháp bảo đảm khác đối với quyền lợi của người thứ ba ở mặt đất;
c) Khai thác tàu bay thiếu trang bị, thiết bị an toàn;
d) Không mang đủ giấy tờ, tài liệu mang theo tàu bay;
đ) Không tổ chức kiểm tra bên trong và bên ngoài tàu bay;
e) Không thực hiện việc xác định trọng lượng rỗng của tàu bay.
5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng (bốn mươi triệu đồng) đến 50.000.000 đồng (năm mươi triệu đồng) đối với hành vi khai thác tàu bay vì mục đích thương mại mà không được phép.
6. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng (bốn mươi triệu đồng) đến 60.000.000 đồng (sáu mươi triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không duy trì đủ điều kiện khai thác tàu bay về: Tổ chức bộ máy; phương thức điều hành và giám sát khai thác tàu bay; trang bị, thiết bị khai thác tàu bay theo quy định;
b) Không cập nhật, duy trì hệ thống tài liệu an toàn, hướng dẫn khai thác theo quy định.
Căn cứ trên quy định người có hành vi hút thuốc lá trên máy bay kể cả thuốc lá điện tử sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Lưu ý: Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 162/2018/NĐ-CP quy định mức phạt tiền trên là mức phạt tiền áp dụng đối với các cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Ai có trách nhiệm tổ chức lập biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi hút thuốc lá trên máy bay?
Theo khoản 2 Điều 37 Nghị định 162/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Lập biên bản vi phạm hành chính
...
2. Người chỉ huy tàu bay trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam có trách nhiệm tổ chức lập biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính xảy ra trên tàu bay đang bay hoặc chuyển vụ việc cho Cảng vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay của Việt Nam nơi tàu bay hạ cánh để lập biên bản vi phạm hành chính.
Trường hợp người chỉ huy tàu bay chuyển vụ việc cho Cảng vụ hàng không lập biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính xảy ra trên tàu bay đang bay thì đại diện của hãng hàng không phải tham gia trong quá trình lập biên bản vi phạm hành chính để phối hợp, hỗ trợ cho Cảng vụ hàng không.
...
Căn cứ quy định trên thì người chỉ huy máy bay trên máy bay mang quốc tịch Việt Nam có trách nhiệm tổ chức lập biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm xảy ra trên máy bay đang bay.
Lưu ý: Trường hợp người chỉ huy máy bay chuyển vụ việc cho Cảng vụ hàng không lập biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính xảy ra trên máy bay đang bay thì đại diện của hãng hàng không phải tham gia trong quá trình lập biên bản vi phạm hành chính để phối hợp, hỗ trợ cho Cảng vụ hàng không.
Tải về mẫu biên bản vi phạm hành chính mới nhất 2023: Tại Đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.