Hàng rào an ninh tại sân bay có được xem là tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi ghi sổ kế toán không? Thời hạn sử dụng hàng rào an ninh này là bao nhiêu năm?

Tôi có câu hỏi là hàng rào an ninh tại sân bay có được xem là tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi ghi sổ kế toán không? Thời hạn sử dụng hàng rào an ninh này là bao nhiêu năm? Câu hỏi của anh Đ.T đến từ Đồng Nai.

Hàng rào an ninh tại sân bay có được xem là tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi ghi sổ kế toán không?

Căn cứ tại điểm a khoản 2 Điều 3 Thông tư 75/2018/TT-BTC, có quy định về tiêu chuẩn nhận biết tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi như sau:

Tiêu chuẩn nhận biết tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi
1. Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi đủ tiêu chuẩn để ghi sổ kế toán là những tài sản có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định, thỏa mãn đồng thời cả 2 tiêu chí dưới đây:
a) Có thời gian sử dụng từ 01 năm (một năm) trở lên;
b) Có nguyên giá từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên.
2. Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi ghi sổ kế toán gồm:
a) Tài sản kết cấu hạ tầng hàng không
- Đường cất hạ cánh;
- Đường lăn;
- Sân đỗ;
- Đường công vụ khu bay;
- Hàng rào an ninh;
- Các tài sản kết cấu hạ tầng hàng không khác.
b) Tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt
- Đường sắt quốc gia (đường sắt chính tuyến, đường ga), ghi, cầu, cống, hầm, kè, tường chắn, đường ngang, hàng rào ngăn cách giữa đường sắt quốc gia và đường bộ;
- Ga (nhà ga, đường sắt trong ga, đường bộ trong ga phục vụ tác nghiệp chạy tàu, phòng đợi tàu, kho và bãi chứa hàng hóa chuyên chở bằng đường sắt trực tiếp liên quan đến chạy tàu, phòng chỉ huy chạy tàu, phòng đặt thiết bị thông tin tín hiệu, ke ga, mái che ke ga, giao ke, cầu vượt dành cho hành khách trong ga, chòi gác ghi);
- Đepo (nơi tập kết tàu, bảo dưỡng, sửa chữa tàu, thực hiện các tác nghiệp kỹ thuật khác);
- Phòng chỉ huy chạy tàu tại các trung tâm điều hành giao thông vận tải đường sắt quốc gia;
- Hệ thống cấp, thoát nước; hệ thống thông tin tín hiệu (đường truyền tải, trạm tổng đài, tín hiệu ra vào ga, thiết bị khống chế, thiết bị điều khiển, cáp tín hiệu, thiết bị nguồn); hệ thống cấp điện liên quan trực tiếp đến chạy tàu;
- Nhà cung cầu, cung đường, cung thông tin tín hiệu đường sắt quốc gia, nhà đặt các thiết bị thông tin tín hiệu đường sắt quốc gia, nhà gác cầu, nhà gác hầm, nhà gác chắn đường ngang;
- Đường bộ trong ga không phục vụ tác nghiệp chạy tàu;
- Quảng trường ga;
- Kho, bãi chứa hàng hóa không trực tiếp liên quan đến chạy tàu;
- Các công trình dịch vụ, thương mại (bán hàng, nghỉ trọ, dịch vụ khác) tại các ga đường sắt quốc gia;
- Nhà làm việc của cơ quan nhà nước tại khu vực ga;
- Các tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt khác.

Theo quy định trên thì hàng rào an ninh tại sân bay thuộc tài sản kết cấu hạ tầng hàng không.

Như vậy, hàng rào an ninh tại sân bay là tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi ghi sổ kế toán.

hàng rào an ninh

Hàng rào an ninh tại sân bay có được xem là tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi ghi sổ kế toán không? (Hình từ Internet)

Thời hạn sử dụng hàng rào an ninh tại sân bay thuộc tài sản kết cấu hạ tầng hàng không là bao nhiêu năm?

Căn cứ tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 75/2018/TT-BTC, có quy định như sau:

hàng rào an ninh

Như vậy, thì thời hạn sử dụng hàng rào an ninh tại sân bay thuộc tài sản kết cấu hạ tầng hàng không là 10 năm.

Cơ quan được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi có những trách nhiệm nào?

Căn cứ tại khoản 5 Điều 4 Thông tư 75/2018/TT-BTC, có quy định về quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi như sau:

Quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi
1. Mọi tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi phải có hồ sơ tài sản, được quản lý chặt chẽ về hiện vật và giá trị theo đúng quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật có liên quan.
2. Mọi tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi ghi sổ kế toán phải có đầy đủ thông tin về nguyên giá, giá trị còn lại và hao mòn lũy kế.
3. Đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi không cần dùng, chờ thanh lý nhưng chưa hết hao mòn thì cơ quan được giao quản lý tài sản tiếp tục thực hiện quản lý, theo dõi, bảo quản theo quy định hiện hành và tính hao mòn theo quy định tại Thông tư này.
4. Đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi đã hết hao mòn nhưng tiếp tục sử dụng được thì cơ quan được giao quản lý tài sản tiếp tục thực hiện quản lý, theo dõi, bảo quản theo quy định hiện hành.
5. Cơ quan được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi có trách nhiệm:
a) Lập thẻ tài sản, hạch toán kế toán đối với toàn bộ tài sản được giao quản lý theo đúng quy định của chế độ kế toán hiện hành;
b) Thực hiện kiểm kê định kỳ hàng năm về tài sản; báo cáo cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp để thống nhất hạch toán điều chỉnh số liệu giữa kết quả kiểm kê và sổ kế toán (nếu có);
c) Thực hiện báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi theo đúng quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật có liên quan;
d) Tính hao mòn đối với tài sản được giao quản lý theo quy định tại Thông tư này.

Như vậy, theo quy định trên thì Cơ quan được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi có những trách nhiệm sau:

- Lập thẻ tài sản, hạch toán kế toán đối với toàn bộ tài sản được giao quản lý theo đúng quy định của chế độ kế toán hiện hành;

- Thực hiện kiểm kê định kỳ hàng năm về tài sản; báo cáo cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp để thống nhất hạch toán điều chỉnh số liệu giữa kết quả kiểm kê và sổ kế toán (nếu có);

- Thực hiện báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi theo đúng quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật có liên quan;

- Tính hao mòn đối với tài sản được giao quản lý theo quy định tại Thông tư này

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,154 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào