Hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu khi quá cảnh lãnh thổ Việt Nam thì phải làm thủ tục hải quan ở đâu?
- Hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu khi quá cảnh lãnh thổ Việt Nam thì phải làm thủ tục hải quan ở đâu?
- Hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu khi quá cảnh lãnh thổ Việt Nam phải chịu sự giám sát của cơ quan hải quan trong thời gian nào?
- Trường hợp nào được gia hạn thời gian quá cảnh hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu?
Hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu khi quá cảnh lãnh thổ Việt Nam thì phải làm thủ tục hải quan ở đâu?
Hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu được quy định tại khoản 1 Điều 35 Nghị định 69/2018/NĐ-CP như sau:
Quy định chung về quá cảnh hàng hóa
1. Quá cảnh hàng hóa
a) Đối với hàng hóa là vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc cho phép quá cảnh.
b) Đối với hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật, Bộ Công Thương xem xét cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa.
c) Đối với hàng hóa không thuộc quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều này, thủ tục quá cảnh thực hiện tại cơ quan hải quan.
...
Đồng thời, căn cứ Điều 44 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định:
Cho phép quá cảnh hàng hóa
1. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và Bộ Quốc phòng trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định cho phép quá cảnh hàng hóa là vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ.
2. Bộ trưởng Bộ Công Thương cấp phép quá cảnh đối với hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật.
3. Hàng hóa không thuộc quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được quá cảnh lãnh thổ Việt Nam và chỉ phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập đầu tiên và cửa khẩu xuất cuối cùng theo quy định của pháp luật về hải quan.
...
Như vậy, theo quy định, hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu khi quá cảnh lãnh thổ Việt Nam phải được Bộ Công Thương cho phép và được cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa.
Khi quá cảnh lãnh thổ Việt Nam thì hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu chỉ phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập đầu tiên và cửa khẩu xuất cuối cùng theo quy định của pháp luật về hải quan.
Hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu khi quá cảnh lãnh thổ Việt Nam thì phải làm thủ tục hải quan ở đâu? (Hình từ Internet)
Hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu khi quá cảnh lãnh thổ Việt Nam phải chịu sự giám sát của cơ quan hải quan trong thời gian nào?
Việc giám sát hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu được quy định tại khoản 4 Điều 45 Luật Quản lý ngoại thương 2017 như sau:
Nguyên tắc quản lý hoạt động quá cảnh hàng hóa
1. Hàng hóa quá cảnh khi xuất khẩu phải là toàn bộ hàng hóa đã nhập khẩu.
2. Việc tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện dịch vụ quá cảnh hàng hóa hoặc tự mình thực hiện quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam, thuê thương nhân nước ngoài thực hiện quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam được thực hiện theo quy định của pháp luật về thương mại, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và phải tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam về xuất cảnh, nhập cảnh, giao thông, vận tải.
3. Quá cảnh hàng hóa bằng đường hàng không được thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế về hàng không mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
4. Hàng hóa quá cảnh lãnh thổ Việt Nam phải chịu sự giám sát của cơ quan hải quan trong toàn bộ thời gian quá cảnh, vào và ra theo đúng cửa khẩu đã quy định.
...
Như vậy, theo quy định, hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu khi quá cảnh lãnh thổ Việt Nam phải chịu sự giám sát của cơ quan hải quan trong toàn bộ thời gian quá cảnh, vào và ra theo đúng cửa khẩu đã quy định.
Trường hợp nào được gia hạn thời gian quá cảnh hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu?
Thời gian quá cảnh được quy định tại Điều 47 Luật Quản lý ngoại thương 2017 như sau:
Thời gian quá cảnh
1. Thời gian quá cảnh lãnh thổ Việt Nam tối đa là 30 ngày kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập, trừ trường hợp được gia hạn; trường hợp hàng hóa được lưu kho tại Việt Nam hoặc bị hư hỏng, tổn thất; phương tiện vận tải chở hàng quá cảnh bị hư hỏng trong quá trình quá cảnh.
2. Đối với hàng hóa được lưu kho tại Việt Nam hoặc bị hư hỏng, tổn thất hoặc phương tiện vận tải chở hàng quá cảnh bị hư hỏng trong thời gian quá cảnh cần phải có thêm thời gian để lưu kho, khắc phục hư hỏng, tổn thất thì thời gian quá cảnh được gia hạn tương ứng với thời gian cần thiết để thực hiện các công việc đó và phải được cơ quan hải quan nơi làm thủ tục quá cảnh chấp thuận; trường hợp gia hạn thời gian quá cảnh đối với hàng hóa quá cảnh quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 44 của Luật này thì phải được Bộ trưởng Bộ Công Thương cho phép.
3. Trong thời gian lưu kho và khắc phục hư hỏng, tổn thất quy định tại khoản 2 Điều này, hàng hóa và phương tiện vận tải chở hàng quá cảnh vẫn phải chịu sự giám sát của cơ quan hải quan.
Như vậy, theo quy định, thời gian quá cảnh hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu tại Việt Nam được gia hạn trong trường hợp:
- Hàng hóa được lưu kho tại Việt Nam hoặc bị hư hỏng, tổn thất;
- Phương tiện vận tải chở hàng quá cảnh bị hư hỏng trong quá trình quá cảnh.
Lưu ý: Việc gia hạn thời gian quá cảnh hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu phải được Bộ trưởng Bộ Công Thương cho phép.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.