Hạn mức đầu tư tối đa của quỹ liên kết đơn vị vào nhóm công ty con có cùng một công ty mẹ là bao nhiêu?
Doanh nghiệp bảo hiểm phải đảm bảo tối thiểu bao nhiêu quỹ liên kết đơn vị dành cho một sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 106 Nghị định 46/2023/NĐ-CP về thành lập quỹ liên kết đơn vị như sau:
Thành lập quỹ liên kết đơn vị
1. Doanh nghiệp bảo hiểm phải đảm bảo tối thiểu 02 quỹ liên kết đơn vị dành cho mỗi sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị. Các quỹ liên kết đơn vị có chính sách đầu tư, mục tiêu đầu tư và hạn mức đầu tư riêng biệt, bảo đảm bên mua bảo hiểm có thể phân biệt các quỹ liên kết đơn vị do doanh nghiệp bảo hiểm triển khai.
2. Tên của các quỹ liên kết đơn vị phải rõ ràng, phù hợp với chính sách, mục tiêu đầu tư của từng quỹ liên kết đơn vị.
...
Như vậy, doanh nghiệp bảo hiểm phải đảm bảo tối thiểu 02 quỹ liên kết đơn vị dành cho một sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị.
Các quỹ liên kết đơn vị có chính sách đầu tư, mục tiêu đầu tư và hạn mức đầu tư riêng biệt, bảo đảm bên mua bảo hiểm có thể phân biệt các quỹ liên kết đơn vị do doanh nghiệp bảo hiểm triển khai.
Doanh nghiệp bảo hiểm phải đảm bảo tối thiểu bao nhiêu quỹ liên kết đơn vị dành cho một sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị? (Hình từ Internet)
Hạn mức đầu tư tối đa vào nhóm công ty con có cùng một công ty mẹ của quỹ liên kết đơn vị là bao nhiêu?
Căn cứ khoản 2 Điều 108 Nghị định 46/2023/NĐ-CP quy định về hạn mức đầu tư của quỹ liên kết đơn vị như sau:
Hạn mức đầu tư của quỹ liên kết đơn vị
1. Hạn mức đầu tư vào từng danh mục tài sản đầu tư của quỹ liên kết đơn vị phải phù hợp với chính sách đầu tư, mục tiêu đầu tư quy định tại phương pháp, cơ sở tính phí của sản phẩm đã đăng ký với Bộ Tài chính và quy định tại khoản 2 Điều này. Việc đầu tư tài sản của quỹ liên kết đơn vị phải đảm bảo tuân thủ quy định chung về nguyên tắc đầu tư tại khoản 2 Điều 99 Luật Kinh doanh bảo hiểm số 08/2022/QH15.
2. Hạn mức đầu tư của từng quỹ liên kết đơn vị:
a) Công cụ nợ của Chính phủ: Không hạn chế;
b) Chứng khoán đang lưu hành của các tổ chức phát hành: tối đa 100% tổng giá trị tài sản của quỹ liên kết đơn vị;
c) Chứng khoán đang lưu hành của một tổ chức phát hành: tối đa 10% tổng giá trị chứng khoán đang lưu hành của tổ chức đó và tối đa 20% tổng giá trị tài sản của quỹ liên kết đơn vị;
d) Trực tiếp đầu tư vào bất động sản, vàng, bạc, kim loại quý, đá quý: 0% tổng giá trị tài sản của quỹ liên kết đơn vị;
đ) Đầu tư vào các công ty trong cùng một nhóm công ty có quan hệ sở hữu với nhau thuộc các trường hợp sau đây: công ty mẹ, công ty con; các công ty sở hữu trên 35% cổ phần, phần vốn góp của nhau; nhóm công ty con có cùng một công ty mẹ: tối đa 30% tổng giá trị tài sản của quỹ liên kết đơn vị;
e) Đầu tư vào các quỹ đầu tư chứng khoán, cổ phiếu của các công ty đầu tư chứng
3. Hạn mức đầu tư của quỹ liên kết đơn vị có thể sai lệch so với quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này do kết quả của việc tăng hoặc giảm giá trị của các tài sản đầu tư, các khoản thanh toán hợp pháp của quỹ liên kết đơn vị và hoạt động chia, tách, hợp nhất, sáp nhập các tổ chức phát hành. Trong trường hợp này, quỹ liên kết đơn vị không được tiến hành đầu tư vào các tài sản đang có sai lệch và trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày sai lệch phát sinh, doanh nghiệp bảo hiểm phải yêu cầu công ty quản lý quỹ điều chỉnh lại danh mục đầu tư để đảm bảo các hạn mức đầu tư quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Doanh nghiệp bảo hiểm phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài chính và công bố thông tin cho bên mua bảo hiểm về nguyên nhân của các sai lệch trên, các biện pháp khắc phục và kết quả của việc khắc phục.
...
Như vậy, hạn mức đầu tư tối đa vào nhóm công ty con có cùng một công ty mẹ của quỹ liên kết đơn vị là 30% tổng giá trị tài sản của quỹ liên kết đơn vị.
Hạn mức đầu tư vào từng danh mục tài sản đầu tư của quỹ liên kết đơn vị phải phù hợp với chính sách đầu tư, mục tiêu đầu tư.
Theo đó, hạn mức đầu tư của quỹ liên kết đơn vị có thể sai lệch do kết quả của việc tăng hoặc giảm giá trị của các tài sản đầu tư, các khoản thanh toán hợp pháp của quỹ liên kết đơn vị và hoạt động chia, tách, hợp nhất, sáp nhập các tổ chức phát hành.
Trong trường hợp này, quỹ liên kết đơn vị không được tiến hành đầu tư vào các tài sản đang có sai lệch và trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày sai lệch phát sinh, doanh nghiệp bảo hiểm phải yêu cầu công ty quản lý quỹ điều chỉnh lại danh mục đầu tư để đảm bảo các hạn mức đầu tư.
Mục tiêu đầu tư của các quỹ liên kết đơn vị được quy định như thế nào?
Theo Điều 107 Nghị định 46/2023/NĐ-CP thì mục tiêu đầu tư của các quỹ liên kết đơn vị được quy định như sau:
(1) Mục tiêu đầu tư của các quỹ liên kết đơn vị phải rõ ràng, chi tiết để bên mua bảo hiểm có thể đánh giá một cách khách quan về thực trạng hoạt động của quỹ liên kết đơn vị và những rủi ro mà quỹ liên kết đơn vị có thể gặp phải.
(2) Mục tiêu đầu tư phải được thông báo đầy đủ, rõ ràng trong tài liệu giới thiệu sản phẩm và hợp đồng bảo hiểm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.