Hạn chót gửi yêu cầu điều chỉnh hạn mức tổng nguồn xăng dầu tối thiểu là bao giờ? Căn cứ đăng ký hạn mức tối thiểu gồm những căn cứ nào?

Cho tôi hỏi trường hợp muốn điều chỉnh hạn mức nhập khẩu xăng dầu (tổng nguồn xăng dầu tối thiểu) mà Bộ Công Thương đã giao thì cần gửi hồ sơ đến Bộ vào khoảng thời gian nào? Câu hỏi của anh M.P.H từ TP.HCM.

Việc đăng ký hạn mức tổng nguồn xăng dầu tối thiểu được dựa trên những cơ sở nào?

Thủ tục đăng ký hạn mức tối thiểu nhập khẩu xăng dầu được quy định tại Điều 34 Nghị định 83/2014/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 25 Điều 1 Nghị định 95/2021/NĐ-CP) như sau:

Thủ tục đăng ký tổng nguồn xăng dầu tối thiểu
1. Hàng năm, trên cơ sở tình hình tiêu thụ xăng dầu trong năm và kế hoạch phát triển trong năm tiếp theo, thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu đăng ký tổng nguồn xăng dầu tối thiểu với Bộ Công Thương.
2. Hồ sơ đăng ký là một (01) bộ, gồm có:
a) Công văn đề nghị trong đó nêu rõ số lượng, chủng loại xăng dầu đăng ký được giao tổng nguồn tối thiểu.
b) Báo cáo tình hình kinh doanh xăng dầu của đơn vị trong năm.

Theo đó, thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu sẽ thực hiện thủ tục đăng ký tổng nguồn xăng dầu tối thiểu với Bộ Công Thương dựa trên cơ sở tình hình tiêu thụ xăng dầu trong năm và kế hoạch phát triển trong năm tiếp theo.

Hạn chót gửi yêu cầu điều chỉnh hạn mức tổng nguồn xăng dầu tối thiểu là bao giờ? Căn cứ đăng ký hạn mức tối thiểu gồm những căn cứ nào?

Hạn chót gửi yêu cầu điều chỉnh hạn mức tổng nguồn xăng dầu tối thiểu là bao giờ? Căn cứ đăng ký hạn mức tối thiểu gồm những căn cứ nào? (Hình từ Internet)

Hạn chót gửi yêu cầu điều chỉnh hạn mức tổng nguồn xăng dầu tối thiểu là bao giờ?

Việc điều chỉnh hạn mức nhập khẩu xăng đầu tối thiểu được quy định tại Điều 12 Thông tư 38/2014/TT-BCT (Sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Thông tư 17/2021/TT-BCT) như sau:

Đăng ký hạn mức tổng nguồn xăng dầu tối thiểu hàng năm
1. Trước ngày 15 tháng 11 hàng năm, thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu gửi một (01) bộ hồ sơ đăng ký hạn mức tổng nguồn xăng dầu tối thiểu của năm kế tiếp theo quy định tại khoản 25 Điều 1 Nghị định số 95/2021/NĐ-CP về Bộ Công Thương (Vụ Thị trường trong nước).
2. Trong vòng ba mươi (30) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký của thương nhân, căn cứ nhu cầu xăng dầu của nền kinh tế quốc dân và đăng ký của thương nhân, Bộ Công Thương giao tổng nguồn xăng dầu tối thiểu phục vụ tiêu thụ nội địa cả năm theo cơ cấu chủng loại cho từng thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu.
3. Trường hợp không phân giao hạn mức tổng nguồn xăng dầu tối thiểu, Bộ Công Thương trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Trường hợp có nhu cầu điều chỉnh hạn mức tổng nguồn xăng dầu tối thiểu, thương nhân gửi công văn về Bộ Công Thương trước ngày 30 tháng 9 hàng năm.
5. Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu phải đảm bảo tiến độ nhập khẩu hoặc mua xăng dầu trong nước theo quy định hoặc theo văn bản hướng dẫn của Bộ Công Thương trong trường hợp Bộ Công Thương có văn bản hướng dẫn cụ thể tiến độ nhập khẩu hoặc mua xăng dầu trong nước để đảm bảo nguồn cung xăng dầu trong nước.

Như vậy, trong trường hợp muốn điều chỉnh hạn mức tổng nguồn xăng dầu tối thiểu thì thương nhân đầu mồi phải gửi công văn về Bộ Công Thương trước ngày 30 tháng 9 hàng năm.

Thương nhân đầu mối nhập khẩu xăng dầu cần đảm bảo nguồn dự trữ như thế nào?

Việc dự trữ xăng dầu bắt buộc được quy định tại Điều 31 Nghị đinh 83/2014/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 23 Điều 1 Nghị định 95/2021/NĐ-CP) quy định như sau:

Dự trữ xăng dầu bắt buột
1. Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu và thương nhân đầu mối sản xuất xăng dầu có tổ chức hệ thống phân phối xăng dầu phải bảo đảm ổn định mức dự trữ xăng dầu bắt buộc tối thiểu bằng hai mươi (20) ngày cung ứng, tính theo sản lượng tiêu thụ nội địa bình quân một (01) ngày của năm trước liền kề, cả về cơ cấu chủng loại; bao gồm dự trữ phục vụ an ninh năng lượng quốc gia, dự trữ lưu thông bắt buộc.
2. Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, thương nhân phân phối xăng dầu phải bảo đảm ổn định mức dự trữ xăng dầu bắt buộc tối thiểu bằng năm (05) ngày cung ứng, tính theo sản lượng tiêu thụ nội địa bình quân một (01) ngày của năm trước liền kề, cả về cơ cấu chủng loại.
3. Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, thương nhân đầu mối sản xuất xăng dầu phải bảo đảm ổn định mức dự trữ xăng dầu bắt buộc tối thiểu theo các quy định hiện hành về dự trữ xăng dầu.
4. Cơ chế sử dụng nguồn xăng dầu dự trữ bắt buộc thực hiện theo quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia và/hoặc theo chỉ đạo của Bộ Công Thương để phục vụ công tác bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường khi cần thiết

Theo đó, thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu và phải bảo đảm ổn định mức dự trữ xăng dầu bắt buộc tối thiểu bằng hai mươi (20) ngày cung ứng, tính theo sản lượng tiêu thụ nội địa bình quân một (01) ngày của năm trước liền kề, cả về cơ cấu chủng loại;

Mức dữ trữ xăng dầu sẽ bao gồm dự trữ phục vụ an ninh năng lượng quốc gia, dự trữ lưu thông bắt buộc.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

652 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào