Hạ sĩ quan dự bị là gì? Hạ sĩ quan dự bị được thăng quân hàm trước thời hạn khi nào? Độ tuổi phục vụ, nhóm tuổi phục vụ của hạ sĩ quan dự bị quy định như thế nào?
Hạ sĩ quan dự bị là gì?
Căn cứ vào khoản 6 và khoản 7 Điều 3 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 định nghĩa về hạ sĩ quan dự bị như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
6. Hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị là công dân đã đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân.
7. Giải ngạch dự bị là chuyển hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị ra khỏi lực lượng dự bị của Quân đội nhân dân.
...
Bên cạnh đó, Điều 7 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về nghĩa vụ phục vụ trong ngạch dự bị như sau:
Nghĩa vụ phục vụ trong ngạch dự bị
1. Công dân nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự có nghĩa vụ phục vụ trong ngạch dự bị bao gồm các trường hợp sau đây:
a) Hết độ tuổi gọi nhập ngũ nhưng chưa phục vụ tại ngũ;
b) Thôi phục vụ tại ngũ;
c) Thôi phục vụ trong Công an nhân dân.
2. Công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự có ngành, nghề chuyên môn phù hợp yêu cầu của Quân đội nhân dân.
Chính phủ quy định ngành, nghề chuyên môn tại khoản này.
Như vậy, hạ sĩ quan dự bị là công dân đã đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân.
Công dân nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự có nghĩa vụ phục vụ trong ngạch dự bị bao gồm các trường hợp sau đây:
- Hết độ tuổi gọi nhập ngũ nhưng chưa phục vụ tại ngũ;
- Thôi phục vụ tại ngũ;
- Thôi phục vụ trong Công an nhân dân.
Hạ sĩ quan dự bị (hình từ Internet)
Độ tuổi phục vụ, nhóm tuổi phục vụ của hạ sĩ quan dự bị quy định như thế nào?
Căn cứ vào Điều 25 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về đội tuổi phục vụ của hạ sĩ quan dự bị như sau:
Độ tuổi phục vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị
Độ tuổi phục vụ trong ngạch dự bị của hạ sĩ quan, binh sĩ được quy định như sau:
1. Công dân nam đến hết 45 tuổi;
2. Công dân nữ đến hết 40 tuổi.
Bên cạnh đó, Điều 26 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về nhóm tuổi phục vụ của hạ sĩ quan dự bị như sau:
Nhóm tuổi phục vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị
1. Tuổi phục vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị được chia thành hai nhóm như sau:
1. Nhóm A: Công dân nam đến hết 35 tuổi, công dân nữ đến hết 30 tuổi;
2. Nhóm B: Công dân nam từ 36 tuổi đến hết 45 tuổi, công dân nữ từ 31 tuổi đến hết 40 tuổi.
Như vậy, độ tuổi phục vụ của hạ sĩ quan dự bị là:
- Công dân nam đến hết 45 tuổi;
- Công dân nữ đến hết 40 tuổi.
Còn nhóm tuổi phục vụ của hạ sĩ quan dự bị là:
- Nhóm A: Công dân nam đến hết 35 tuổi, công dân nữ đến hết 30 tuổi;
- Nhóm B: Công dân nam từ 36 tuổi đến hết 45 tuổi, công dân nữ từ 31 tuổi đến hết 40 tuổi.
Hạ sĩ quan dự bị được thăng quân hàm trước thời hạn khi nào?
Căn cứ vào Điều 8 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về chức vụ và cấp bậc quân hàm của hạ sĩ quan dự bị như sau:
Chức vụ, cấp bậc quân hàm của hạ sĩ quan, binh sĩ
1. Chức vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ:
a) Phó trung đội trưởng và tương đương;
b) Tiểu đội trưởng và tương đương;
c) Phó tiểu đội trưởng và tương đương;
d) Chiến sĩ.
2. Cấp bậc quân hàm của hạ sĩ quan, binh sĩ:
a) Thượng sĩ;
b) Trung sĩ;
c) Hạ sĩ;
d) Binh nhất;
đ) Binh nhì.
3. Hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ và hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị được phong, thăng cấp bậc quân hàm tương ứng với chức vụ; có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ thì được thăng quân hàm trước thời hạn; có thành tích đặc biệt xuất sắc thì được xét thăng quân hàm vượt bậc.
4. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định phong, thăng, giáng, tước cấp bậc quân hàm; bổ nhiệm chức vụ, giáng chức, cách chức; quy định chức vụ tương đương và cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Như vậy, hạ sĩ quan dự bị được phong, thăng cấp bậc quân hàm tương ứng với chức vụ; có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ thì được thăng quân hàm trước thời hạn; có thành tích đặc biệt xuất sắc thì được xét thăng quân hàm vượt bậc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.