Gói thầu quét, thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải có phải gói thầu cung cấp dịch vụ công không? Gói thầu này có được áp dụng chỉ định thầu không?
Gói thầu quét, thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải có phải gói thầu cung cấp dịch vụ công không?
>> Mới nhất Tổng hợp trọn bộ văn bản về Đấu thầu hiện hành Tải
Tại khoản 39 Điều 4 Luật Đấu thầu 2013 giải thích:
"39. Sản phẩm, dịch vụ công là sản phẩm, dịch vụ thiết yếu đối với đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, cộng đồng dân cư hoặc bảo đảm quốc phòng, an ninh mà Nhà nước phải tổ chức thực hiện trong các lĩnh vực: y tế, giáo dục - đào tạo, văn hóa, thông tin, truyền thông, khoa học - công nghệ, tài nguyên - môi trường, giao thông - vận tải và các lĩnh vực khác theo quy định của Chính phủ. Sản phẩm, dịch vụ công bao gồm sản phẩm, dịch vụ công ích và dịch vụ sự nghiệp công."
Theo đó, gói thầu quét, thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải được xem là gói thầu cung cấp dịch vụ công.
Gói thầu quét, thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải có phải gói thầu cung cấp dịch vụ công không? (Hình từ Internet)
Gói thầu cung cấp dịch vụ công với giá gói thầu 2 tỷ đồng có được áp dụng chỉ định thầu không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật Đấu thầu 2013 về chỉ định thầu như sau:
"1. Chỉ định thầu đối với nhà thầu được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
a) Gói thầu cần thực hiện để khắc phục ngay hoặc để xử lý kịp thời hậu quả gây ra do sự cố bất khả kháng;...
b) Gói thầu cấp bách cần triển khai nhằm mục tiêu bảo vệ chủ quyền quốc gia, biên giới quốc gia, hải đảo;
...
e) Gói thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công, gói thầu có giá gói thầu trong hạn mức được áp dụng chỉ định thầu theo quy định của Chính phủ phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ."
Hạn mức chỉ định thầu được quy định tại Điều 54 Nghị định 63/2014/NĐ-CP như sau:
"Điều 54. Hạn mức chỉ định thầu
Gói thầu có giá trị trong hạn mức được áp dụng chỉ định thầu theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 22 của Luật Đấu thầu bao gồm:
1. Không quá 500 triệu đồng đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, dịch vụ công; không quá 01 tỷ đồng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp, mua thuốc, vật tư y tế, sản phẩm công;
2. Không quá 100 triệu đồng đối với gói thầu thuộc dự toán mua sắm thường xuyên."
Theo quy định nêu trên, gói thầu cung cấp dịch vụ công không quá 500 triệu đồng nằm trong hạn mức chỉ định thầu được áp dụng hình thức chỉ định thầu. Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ công với giá gói thầu 2 tỷ đồng của đơn vị anh đã vượt hạn mức chỉ định thầu thì không được áp dụng chỉ định thầu theo quy định nêu trên.
Tuy nhiên, tại điểm b khoản 1 Điều 83 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định:
"Điều 83. Chỉ định thầu gói thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công
1. Các trường hợp được áp dụng chỉ định thầu:
b) Gói thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công mà chỉ có 01 nhà cung cấp duy nhất trên địa bàn có khả năng thực hiện và đáp ứng được yêu cầu của gói thầu."
Như vậy, trường hợp đơn vị anh gói thầu cung cấp dịch vụ công với giá gói thầu 2 tỷ đồng mà chỉ có 01 nhà cung cấp duy nhất trên địa bàn có khả năng thực hiện và đáp ứng được yêu cầu của gói thầu thuộc một trong các trường hợp được áp dụng chỉ định thầu.
Chỉ định thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ công thực hiện như thế nào?
Theo khoản 4 Điều 83 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định:
"4. Quy trình chỉ định thầu gói thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công:
a) Quy trình chỉ định thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ công có giá gói thầu không quá 500 triệu đồng, đối với gói thầu cung cấp sản phẩm công có giá gói thầu không quá 01 tỷ đồng được thực hiện theo quy trình chỉ định thầu rút gọn quy định tại Điều 56 của Nghị định này;
b) Quy trình chỉ định thầu đối với gói thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ngoài trường hợp nêu tại Điểm a Khoản này thì thực hiện theo quy trình chỉ định thầu thông thường quy định tại Điều 55 của Nghị định này."
Tại Điều 55 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định:
"Điều 55. Quy trình chỉ định thầu thông thường
1. Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu:
a) Lập hồ sơ yêu cầu: ...
b) Thẩm định và phê duyệt hồ sơ yêu cầu và xác định nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu: ...
2. Tổ chức lựa chọn nhà thầu:
a) Hồ sơ yêu cầu được phát hành cho nhà thầu đã được xác định;
b) Nhà thầu chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất theo yêu cầu của hồ sơ yêu cầu.
3. Đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo về các đề xuất của nhà thầu:
a) Việc đánh giá hồ sơ đề xuất phải được thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ yêu cầu. ...
b) Nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây: Có hồ sơ đề xuất hợp lệ; có năng lực, kinh nghiệm và đề xuất kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của hồ sơ yêu cầu; có giá đề nghị chỉ định thầu không vượt dự toán gói thầu được duyệt.
4. Trình, thẩm định; phê duyệt và công khai kết quả chỉ định thầu theo quy định tại Điều 20 của Nghị định này.
5. Hoàn thiện và ký kết hợp đồng:..."
Theo đó, chỉ định thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ công thực hiện theo quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.