Giống thủy sản lần đầu được tạo ra trong nước thông qua việc thụ tinh có phải thực hiện khảo nghiệm giống thủy sản không?
- Khảo nghiệm giống thủy sản là gì?
- Giống thủy sản lần đầu được tạo ra trong nước thông qua việc thụ tinh có phải thực hiện khảo nghiệm không?
- Cơ sở khảo nghiệm giống thủy sản phải đáp ứng các điều kiện gì?
- Quyền và nghĩa vụ của cơ sở khảo nghiệm giống thủy sản được quy định như thế nào?
- Cơ sở khảo nghiệm giống thủy sản vi phạm quy định về khảo nghiệm có thể bị xử phạt hành chính tối đa bao nhiêu?
Khảo nghiệm giống thủy sản là gì?
Theo khoản 12 Điều 3 Luật Thủy sản 2017 giải thích khảo nghiệm giống thủy sản là việc chăm sóc, nuôi dưỡng, theo dõi giống thủy sản trong điều kiện và thời gian nhất định nhằm xác định tính khác biệt, tính ổn định, tính đồng nhất về năng suất, chất lượng, khả năng kháng bệnh và đánh giá tác hại của giống đưa vào khảo nghiệm.
Giống thủy sản phải được khảo nghiệm trong trường hợp nào? (hình từ Internet)
Giống thủy sản lần đầu được tạo ra trong nước thông qua việc thụ tinh có phải thực hiện khảo nghiệm không?
Khoản 1 Điều 28 Luật Thủy sản 2017 quy định các trường hợp giống thủy sản phải được khảo nghiệm như sau:
Khảo nghiệm giống thủy sản
1. Giống thủy sản phải được khảo nghiệm trong trường hợp sau đây:
a) Giống thủy sản lần đầu được tạo ra trong nước thông qua việc chọn, lai, thụ tinh hoặc sử dụng biện pháp kỹ thuật khác, trừ giống thủy sản được tạo ra từ kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã được công nhận hoặc được cơ quan có thẩm quyền cho phép;
b) Giống thủy sản nhập khẩu để đưa vào sản xuất, kinh doanh chưa có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam.
...
Chiếu theo quy định này, giống thủy sản lần đầu được tạo ra trong nước thông qua việc thụ tinh phải thực hiện khảo nghiệm trừ các trường hợp sau:
- Giống thủy sản được tạo ra từ kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã được công nhận;
- Giống thủy sản được tạo ra trong nước thông qua việc thụ tinh đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
Cơ sở khảo nghiệm giống thủy sản phải đáp ứng các điều kiện gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 28 Luật Thủy sản 2017 quy định như sau:
Khảo nghiệm giống thủy sản
...
2. Cơ sở khảo nghiệm giống thủy sản phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có ít nhất hai nhân viên kỹ thuật trình độ đại học trở lên về nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản hoặc sinh học;
b) Có cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phù hợp với loài thủy sản khảo nghiệm;
c) Đáp ứng điều kiện về an toàn sinh học, bảo vệ môi trường.
...
Theo đó, để đủ điều kiện khảo nghiệm giống thủy sản theo quy định của pháp luật, cơ sở khảo nghiệm giống thủy sản phải đáp ứng tất cả các điều kiện sau đây:
- Có ít nhất hai nhân viên kỹ thuật trình độ đại học trở lên về nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản hoặc sinh học;
- Có cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phù hợp với loài thủy sản khảo nghiệm;
- Đáp ứng điều kiện về an toàn sinh học, bảo vệ môi trường.
Quyền và nghĩa vụ của cơ sở khảo nghiệm giống thủy sản được quy định như thế nào?
Theo khoản 3 Điều 28 Luật Thủy sản 2017 quy định về quyền và nghĩa vụ của cơ sở khảo nghiệm giống thủy sản như sau:
Khảo nghiệm giống thủy sản
...
3. Cơ sở khảo nghiệm giống thủy sản có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Được tham gia vào hoạt động khảo nghiệm giống thủy sản theo quy định của pháp luật;
b) Được thanh toán chi phí khảo nghiệm theo thỏa thuận với tổ chức, cá nhân có nhu cầu khảo nghiệm;
c) Từ chối cung cấp thông tin liên quan đến kết quả khảo nghiệm giống thủy sản cho bên thứ ba, trừ trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;
d) Chịu trách nhiệm về kết quả khảo nghiệm;
đ) Bảo đảm an toàn sinh học, bảo vệ môi trường trong quá trình khảo nghiệm;
e) Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, khi thực hiện việc khảo nghiệm giống thủy sản, cơ sở khảo nghiệm giống thủy sản có các quyền và nghĩa vụ sau:
- Được tham gia vào hoạt động khảo nghiệm giống thủy sản theo quy định của pháp luật;
- Được thanh toán chi phí khảo nghiệm theo thỏa thuận với tổ chức, cá nhân có nhu cầu khảo nghiệm;
- Từ chối cung cấp thông tin liên quan đến kết quả khảo nghiệm giống thủy sản cho bên thứ ba, trừ trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;
- Chịu trách nhiệm về kết quả khảo nghiệm;
- Bảo đảm an toàn sinh học, bảo vệ môi trường trong quá trình khảo nghiệm;
- Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Cơ sở khảo nghiệm giống thủy sản vi phạm quy định về khảo nghiệm có thể bị xử phạt hành chính tối đa bao nhiêu?
Căn cứ Điều 10 Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về sản xuất, ương dưỡng, khảo nghiệm giống thủy sản
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không báo cáo trong quá trình sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản theo quy định;
b) Không thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh về việc sử dụng giống thủy sản bố mẹ;
c) Không ghi chép, lưu giữ hồ sơ trong quá trình sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản phục vụ truy xuất nguồn gốc.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không tuân thủ quy định về thời hạn sử dụng giống thủy sản bố mẹ;
b) Công bố không đúng kết quả khảo nghiệm.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện theo quy định.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản bố mẹ không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện theo quy định,
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc chuyển mục đích sử dụng giống thủy sản nếu đáp ứng quy định của mục đích chuyển đổi; trường hợp không thể chuyển đổi mục đích sử dụng thì buộc tiêu hủy giống thủy sản, giống thủy sản bố mẹ đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này;
b) Buộc cải chính kết quả khảo nghiệm đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
Đồng thời căn cứ Điều 5 Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền trong hoạt động thủy sản
...
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điều 40 Nghị định này. Trường hợp tổ chức có cùng hành vi vi phạm như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Như vậy, mức phạt với hành vi phạm quy định về khảo nghiệm giống thủy sản theo quy định tại Điều 10 Nghị định 42/2019/NĐ-CP là mức phạt áp dụng với cá nhân vi phạm, và cơ sở khảo nghiệm là tổ chức do đó sẽ nhân hai lần mức phạt đối với cùng hành vi.
Theo đó, mức phạt tối đa đối với cơ sở khảo nghiệm giống thủy sản vi phạm quy định về khảo nghiệm là 120.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản bố mẹ không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện theo quy định.
Ngoài ra, cơ sở khảo nghiệm giống thủy sản vi phạm quy định về khảo nghiệm còn buộc phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 5 Điều 10 Nghị định 42/2019/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.