Giới hạn về chiều dài, chiều rộng lối đi qua đất người khác là bao nhiêu? Khi tranh chấp đất đai không thỏa thuận hòa giải được thì phải làm sao?

Nhà tôi có một mảnh đất bị vây bởi đất của nhà hàng xóm cạnh nhà tôi. Theo quy định thì nhà tôi được mở một lối đi qua đất của nhà hàng xóm. Lúc mở lối đi tôi cũng đã bồi thường cho người hàng xóm đó. Nhưng gần đây bỗng nhiên lối đi đó của tôi đã bị làm hẹp đi rất nhiều so với trước. Tôi đã nhiều lần yêu cầu với nhà hàng xóm để dở bỏ hàng rào để trả lối đi như ban đầu nhưng không có kết quả. Cho tôi hỏi giới hạn về chiều dài, chiều rộng lối đi qua đất người khác là bao nhiêu? Nếu như tranh chấp lối đi nhưng không thể tự hòa giải thì phải làm gì? - câu hỏi của anh Minh An đến từ An Giang.

Quyền về lối đi qua đất người khác được quy định ra sao?

Khoản 1 Điều 254 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định quyền về lối đi qua đất người khác như sau:

Quyền về lối đi qua
1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.
Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.
Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Như vậy, chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng thì có quyền yêu cầu mở lối đi qua đất người khác để ra đường công cộng.

Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua đất người khác phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Giới hạn về chiều dài, chiều rộng lối đi qua đất người khác là bao nhiêu?

Giới hạn về chiều dài, chiều rộng lối đi qua đất người khác là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Giới hạn về chiều dài, chiều rộng lối đi qua đất người khác là bao nhiêu?

Theo như Khoản 2 Điều 254 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định:

Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.

Như vậy, dựa trên nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự là tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các bên (được ghi nhận tại khoản 2 Điều 3 Bộ luật Dân sự 2015), việc giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi sẽ do các bên thỏa thuận với yêu cầu bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên.

Nếu các bên không tự thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.

Trên thực tế nếu các bên không thỏa thuận được về chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi thì Tòa án sẽ giải quyết tùy theo từng trường hợp cụ thể. Trong đó, Tòa có thể xem xét đưa ra quyết định dựa trên yếu tố:

(1) Yếu tố thuận tiện và hợp lý nhất cho các bên;

(2) Mục đích sử dụng của bất động sản bị vây bọc.

(2) Đặc điểm cụ thể của bất động sản vây bọc (bất động sản phía ngoài) và gây ra thiệt hại ít nhất cho bất động có lối đi.

Nếu không tự hòa giải được khi tranh chấp lối đi qua đất người khác thì phải làm sao?

Việc hòa giải tranh chấp lối đi qua là hòa giải tranh chấp đất đai được ghi nhận tại Điều 202 Luật Đất đai 2013 với nội dung như sau:

Hòa giải tranh chấp đất đai
1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.
5. Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.
Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Theo đó, khi xảy ra tranh chấp đất đai, Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải ở cơ sở (thông qua hòa giải viên).

Trường hợp các bên tranh chấp không hòa giải được thì phải hòa giải bắt buộc tại UBND cấp xã nơi có đất nếu muốn khởi kiện hoặc đề nghị UBND cấp huyện, cấp tỉnh giải quyết.

Như vậy, tranh chấp đất đai phải hòa giải bắt buộc tại UBND cấp xã nơi có đất trước khi khởi kiện, trường hợp không hòa giải mà nộp đơn trực tiếp lên Tòa án thì Tòa sẽ không thụ lý vì không đủ điều kiện khởi kiện.

Tải về mẫu đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai mới nhất 2023: Tải về

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt Lưu bài viết
2,816 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào