Giấy xác nhận thời gian thực hành trong hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh trong quân đội hiện nay là mẫu nào?
- Thời gian thực hành khám chữa bệnh để cấp chứng chỉ hành nghề là khoảng thời gian nào?
- Thời gian thực hành tại các khám chữa bệnh để được cấp chứng chỉ hành nghề làm việc trong Quân đội là bao lâu?
- Giấy xác nhận thời gian thực hành trong hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh trong quân đội hiện đang sử dụng theo mẫu nào?
Thời gian thực hành khám chữa bệnh để cấp chứng chỉ hành nghề là khoảng thời gian nào?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 50/2019/NĐ-CP quy định về thời gian thực hành như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Quốc phòng là người được bổ nhiệm giữ chức vụ đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quyết định của cấp có thẩm quyền; có chứng chỉ hành nghề theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh; có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp và chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ hoạt động chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do mình phụ trách.
2. Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh để cấp chứng chỉ hành nghề là thời gian trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh hoặc chăm sóc người bệnh kể từ ngày người hành nghề bắt đầu thực hiện khám bệnh, chữa bệnh sau khi được cấp văn bằng chuyên môn (được tính từ ngày có quyết định bổ nhiệm, điều động, tuyển dụng hoặc ký kết hợp đồng lao động) đến ngày đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề (bao gồm cả thời gian học chuyên khoa hoặc sau đại học theo đúng chuyên khoa mà người đó đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề).
3. Bổ sung phạm vi hoạt động chuyên môn trong chứng chỉ hành nghề là bổ sung thêm phạm vi hoạt động chuyên môn thuộc chuyên khoa khác với chuyên khoa đã được cấp trong chứng chỉ hành nghề.
4. Bổ sung kỹ thuật chuyên môn trong chứng chỉ hành nghề là bổ sung kỹ thuật chuyên môn thuộc chuyên khoa khác so với chuyên khoa đã được cấp trong chứng chỉ hành nghề.
...
Theo đó, thời gian thực hành khám chữa bệnh để được cấp chứng chỉ hành nghề là:
(1) Khoảng thời gian trực tiếp khám chữa bệnh;
(2) Hoặc thời gian chăm sóc người bệnh kể từ ngày người hành nghề bắt đầu thực hiện khám chữa bệnh sau khi được cấp văn bằng chuyên môn.
Khoảng thời gian trên được tính từ ngày có quyết định bổ nhiệm, điều động, tuyển dụng hoặc ký kết hợp đồng lao động đến ngày đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề (bao gồm cả thời gian học chuyên khoa hoặc sau đại học theo đúng chuyên khoa mà người đó đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề).
Giấy xác nhận thời gian thực hành trong hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh trong quân đội hiện nay là mẫu nào? (Hình từ Internet)
Thời gian thực hành tại các khám chữa bệnh để được cấp chứng chỉ hành nghề làm việc trong Quân đội là bao lâu?
Căn cứ Điều 14 Nghị định 50/2019/NĐ-CP quy định về thời gian thực hành khám chữa bệnh như sau:
Nguyên tắc về thời gian và tổ chức thực hành
1. Người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề phải có thời gian thực hành phù hợp với văn bằng chuyên môn được đào tạo.
2. Thời gian thực hành tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại Điều 24 Luật khám bệnh, chữa bệnh.
3. Việc tổ chức thực hành thực hiện theo quy định tại Nghị định số 111/2017/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định về tổ chức đào tạo thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe.
Từ quy định trên thì thời gian thực hành tại các khám chữa bệnh để được cấp chứng chỉ hành nghề làm việc trong Quân đội được xác định tại Điều 24 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009, cụ thể:
(1) 18 tháng thực hành tại bệnh viện, việc nghiên cứu có giường bệnh (sau đây gọi chung là bệnh viện) đối với bác sĩ;
(2) 12 tháng thực hành tại bệnh viện đối với y sỹ;
(3) 09 tháng thực hành tại bệnh viện có khoa phụ sản hoặc tại nhà hộ sinh đối với hộ sinh viên.
(4) 09 tháng thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đối với điều dưỡng viên, kỹ thuật viên.
Giấy xác nhận thời gian thực hành trong hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh trong quân đội hiện đang sử dụng theo mẫu nào?
Căn cứ Điều 8 Nghị định 50/2019/NĐ-CP quy định về hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề như sau:
Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề
Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề gồm:
1. Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo Mẫu số 01 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Bản sao hợp lệ văn bằng hoặc chứng nhận trình độ chuyên môn đối với lương y hoặc giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền hoặc phương pháp chữa bệnh gia truyền do Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế cấp; cụ thể như sau:
a) Văn bằng chuyên môn ngành y;
b) Văn bằng cử nhân y khoa do nước ngoài cấp, được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận tương đương trình độ đại học và kèm theo giấy chứng nhận đã qua đào tạo bổ sung theo ngành, chuyên ngành phù hợp với thời gian đào tạo ít nhất là 12 tháng tại cơ sở đào tạo hợp pháp của Việt Nam theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế thì được coi là tương đương với văn bằng bác sỹ và được cấp chứng chỉ hành nghề với chức danh là bác sỹ;
c) Văn bằng cử nhân hóa học, sinh học, dược sĩ trình độ đại học và kèm theo chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận đào tạo chuyên ngành kỹ thuật y học về xét nghiệm với thời gian đào tạo ít nhất là 03 tháng hoặc văn bằng đào tạo sau đại học về chuyên khoa xét nghiệm;
d) Giấy chứng nhận là lương y hoặc giấy chứng nhận người có bài thuốc gia truyền hoặc người có phương pháp chữa bệnh gia truyền do Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế cấp.
Trường hợp mất các văn bằng chuyên môn trên thì phải có giấy chứng nhận tốt nghiệp hoặc bản sao hợp lệ giấy chứng nhận thay thế bằng tốt nghiệp do cơ sở đào tạo nơi đã cấp văn bằng chuyên môn đó cấp.
3. Giấy xác nhận thời gian thực hành theo Mẫu số 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
...
Theo đó, giấy xác nhận thời gian thực hành kèm theo hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh trong quân đội hiện đang được sử dụng theo Mẫu số 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 50/2019/NĐ-CP. TẢI VỀ
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.