Giấy và các tông được dùng để tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm phải đáp ứng các yêu cầu như thế nào?

Giấy và các tông được dùng để tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm phải đáp ứng các yêu cầu như thế nào? Việc xác định tổng số vi khuẩn hiếu khí và nấm mốc trong giấy và các tông được tiến hành như thế nào? - câu hỏi của anh P. (Bình Dương)

Giấy và các tông là gì?

Giấy và các tông được giải thích theo quy định tại tiểu mục 3.1, tiểu mục 3.2 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12723:2019 về Giấy và các tông tiếp xúc với thực phẩm - Yêu cầu an toàn vệ sinh như sau:

(1) Giấy (paper)

Thuật ngữ chung để chỉ loại vật liệu dạng tờ hoặc băng phù hợp, trừ các tờ hoặc tấm bột giấy thường được hiểu là để sản xuất giấy hoặc cho mục đích hòa tan và các sản phẩm vải không dệt, được sản xuất bằng cách làm lắng các xơ sợi thực vật, xơ sợi khoáng, xơ sợi từ động vật hoặc xơ sợi tổng hợp hoặc hỗn hợp của chúng từ dung dịch huyền phù trên cơ cấu tạo hình thích hợp, có hoặc không có sự bổ sung các chất khác.

CHÚ THÍCH 1 Giấy có thể được tráng phủ, ngâm tẩm hoặc gia công trong hoặc sau khi sản xuất mà không mất đi nhận dạng là tờ giấy. Trong quá trình sản xuất giấy truyền thống, môi trường lỏng là nước, tuy nhiên với những phát triển mới, còn sử dụng cả khí và các chất lỏng khác

CHÚ THÍCH 2 Theo nghĩa chung thuật ngữ “giấy” có thể sử dụng để chỉ cả giấy và các tông như định nghĩa trong tiêu chuẩn này. Sự phân biệt cơ bản giữa giấy và các tông thường được dựa trên độ dày hoặc định lượng, tuy vậy trong một số trường hợp sự phân biệt sẽ dựa trên các đặc tính và/hoặc mục đích sử dụng cuối. Ví dụ, một số vật liệu có định lượng thấp hơn, như các loại các tông hòm hộp và vật liệu làm sóng, chúng thường được gọi là các tông, trong khi các vật liệu khác có định lượng cao hơn, như các loại giấy thấm, giấy nỉ và giấy vẽ kỹ thuật cũng thường được gọi là giấy.

(2) Các tông (board/paperboard)

Thuật ngữ chung để chỉ các loại giấy có độ cứng tương đối cao.

Giấy và các tông được dùng để tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm phải đáp ứng các yêu cầu như thế nào?

Giấy và các tông được dùng để tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12723:2019 về Giấy và các tông tiếp xúc với thực phẩm - Yêu cầu an toàn vệ sinh như sau:

Giấy và các tông tiếp xúc với thực phẩm phải khô, sạch, không có khuyết tật như lỗ thủng, không có tạp chất và không có mùi lạ.

Giấy và các tông tiếp xúc với thực phẩm phải tuân thủ các yêu cầu sau:

Giấy và các tông

Giấy và các tông được dùng để tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm phải đáp ứng các yêu cầu như thế nào? (Hình từ Internet)

Việc xác định tổng số vi khuẩn hiếu khí và nấm mốc trong giấy và các tông được tiến hành như thế nào?

Việc xác định tổng số vi khuẩn hiếu khí và nấm mốc trong giấy và các tông được tiến hành theo quy định tại Phụ lục A kèm theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12723:2019 về Giấy và các tông tiếp xúc với thực phẩm - Yêu cầu an toàn vệ sinh như sau:

Tiến hành đồng thời với ba mẫu thử như nhau. Thực hiện quy trình thử với mỗi mẫu thử trong điều kiện vô trùng như sau:

- Bằng thao tác vô trùng, cân (10 ± 0,1) g mẫu thử vào dụng cụ chứa mẫu đã vô trùng.

- Cho thêm 500 ml dung dịch pepton vô trùng vào dụng cụ chứa mẫu vô trùng có chứa mẫu thử và tiến hành quá trình đồng hóa trong 1 min. Để thuận lợi cho quá trình thực hiện có thể pha loãng thêm dịch chiết này đến nồng độ thích hợp.

- Dùng pipet vô trùng lấy 5,0 ml dung dịch chiết hoặc dịch pha loãng cho vào từng đĩa trong tổng số tám đĩa petri vô trùng, cẩn thận không để lẫn sợi trong dịch chiết hoặc dịch pha loãng.

CHÚ THÍCH Phép thử bốn dĩa với 5,0 ml dịch chiết hoặc dịch pha loãng cho một đĩa đếm vi khuẩn hoặc nấm tương đương với phép thử song song của 10,0 ml dịch chiết hoặc dịch pha loãng.

- Rót vào 4 đĩa petri khoảng 30 ml đến 40 ml môi trường thạch đếm đĩa PCA và 4 đĩa petri khoảng 30 ml đến 40 ml môi trường SDA ở nhiệt độ 44 °C đến 47 °C. Thời gian từ khi chuẩn bị xong dịch chiết ban đầu đến khi rót môi trường vào các dĩa không được lâu hơn 45 min.

- Trộn cẩn thận dịch cấy với môi trường bằng cách xoay đĩa petri và để cho hỗn hợp đông đặc.

- Sau khi hỗn hợp đông đặc hoàn toàn, lật ngược các đĩa đã cấy mẫu (chỉ lật các đĩa chứa môi trường PCA, còn đĩa chứa môi trường SDA để nuôi cấy nấm mốc thì không lật ngược) và đặt các dĩa PCA vào tủ ấm ở nhiệt độ (30 ± 2) °C trong (72 ± 3) h và các đĩa SDA ở nhiệt độ (25 ± 2) °C trong 5 ngày.

- Sau thời gian ủ quy định, sử dụng thiết bị đếm khuẩn lạc để đếm số lượng khuẩn lạc trên các đĩa. Kiểm tra các đĩa dưới ánh sáng dịu. Điều quan trọng là các khuẩn lạc chính phải được đếm và tránh đếm nhằm với các hạt không hòa tan hoặc chất kết tủa trên đĩa.

- Các khuẩn lạc mọc lan rộng được coi là các khuẩn lạc đơn lẻ. Nếu ít hơn một phần tư dĩa mọc dày lan rộng, thì đếm các khuẩn lạc trên phần đĩa còn lại và tính số tương ứng cho cả đĩa. Nếu quá một phần tư đĩa bị mọc dày lan rộng thì loại bỏ đĩa và không đếm. Không đếm khuẩn lạc xuất hiện trên các đĩa PCA hoặc khuẩn lạc xuất hiện trên đĩa SDA.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,074 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào