Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất độc hại, lây nhiễm sẽ bị tước trong những trường hợp nào?
- Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất độc hại, lây nhiễm sẽ bị tước trong những trường hợp nào?
- Cơ quan nào có thẩm quyền tước Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm?
- Tổ chức, cá nhân bị tước Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm không được phép nộp hồ sơ xin cấp mới Giấy phép trong thời hạn bao lâu?
- Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất độc hại, lây nhiễm sẽ hết hiệu lực khi nào?
Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất độc hại, lây nhiễm sẽ bị tước trong những trường hợp nào?
Trường hợp tước Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm được quy định tại khoản 1 Điều 19 Thông tư 52/2013/TT-BTNMT như sau:
Tước Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm
1. Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm sẽ bị tước khi chủ Giấy phép vận chuyển vi phạm một trong các trường hợp sau:
a) Quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan có thẩm quyền có yêu cầu tước Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm;
b) Cho thuê, mượn hoặc tự ý sửa đổi nội dung Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm;
c) Thực hiện không đúng nội dung được quy định trong Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm;
d) Khi để xảy ra sự cố môi trường trong quá trình vận chuyển hàng nguy hiểm từ 02 (hai) lần trở lên.
2. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm ban hành quyết định tước Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm và nêu rõ lý do.
3. Tổ chức, cá nhân bị tước Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm không được phép nộp hồ sơ xin cấp mới Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm trong thời hạn 06 (sáu) tháng kể từ ngày Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm bị tước.
Như vậy, theo quy định, Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất độc hại, lây nhiễm sẽ bị tước khi chủ Giấy phép vận chuyển vi phạm một trong các trường hợp sau đây:
(1) Quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan có thẩm quyền có yêu cầu tước Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm;
(2) Cho thuê, mượn hoặc tự ý sửa đổi nội dung Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm;
(3) Thực hiện không đúng nội dung được quy định trong Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm;
(4) Khi để xảy ra sự cố môi trường trong quá trình vận chuyển hàng nguy hiểm từ 02 (hai) lần trở lên.
Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất độc hại, lây nhiễm sẽ bị tước trong những trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền tước Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm?
Cơ quan có thẩm quyền tước Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm được quy định tại Điều 12 Thông tư 52/2013/TT-BTNMT như sau:
Thẩm quyền cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm
Bộ Tài nguyên và Môi trường giao Tổng cục Môi trường là cơ quan tiếp nhận hồ sơ và cấp, điều chỉnh, gia hạn, cấp lại hoặc tước Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm cho chủ hàng nguy hiểm hoặc chủ phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đối với những trường hợp vận chuyển quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư này.
Như vậy, theo quy định, Tổng cục Môi trường là cơ quan có thẩm quyền tước Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm.
Tổ chức, cá nhân bị tước Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm không được phép nộp hồ sơ xin cấp mới Giấy phép trong thời hạn bao lâu?
Tổ chức, cá nhân bị tước Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm được quy định tại khoản 3 Điều 19 Thông tư 52/2013/TT-BTNMT như sau:
Tước Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm
1. Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm sẽ bị tước khi chủ Giấy phép vận chuyển vi phạm một trong các trường hợp sau:
a) Quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan có thẩm quyền có yêu cầu tước Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm;
b) Cho thuê, mượn hoặc tự ý sửa đổi nội dung Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm;
c) Thực hiện không đúng nội dung được quy định trong Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm;
d) Khi để xảy ra sự cố môi trường trong quá trình vận chuyển hàng nguy hiểm từ 02 (hai) lần trở lên.
2. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm ban hành quyết định tước Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm và nêu rõ lý do.
3. Tổ chức, cá nhân bị tước Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm không được phép nộp hồ sơ xin cấp mới Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm trong thời hạn 06 (sáu) tháng kể từ ngày Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm bị tước.
Như vậy, theo quy định, tổ chức, cá nhân bị tước Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm thì không được phép nộp hồ sơ xin cấp mới Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm trong thời hạn 06 (sáu) tháng kể từ ngày Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm bị tước.
Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất độc hại, lây nhiễm sẽ hết hiệu lực khi nào?
Hiệu lực của Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm được quy định tại khoản 3 Điều 18 Thông tư 52/2013/TT-BTNMT như sau:
Hiệu lực của Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm
1. Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm được cấp theo thời hạn hoặc theo từng chuyến hàng theo hồ sơ đăng ký cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm của tổ chức, cá nhân.
2. Thời hạn hiệu lực của Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm không quá 12 tháng, kể từ ngày cấp.
3. Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm được cấp theo từng chuyến hàng sẽ hết hiệu lực ngay sau thời điểm quy định kết thúc việc vận chuyển.
Như vậy, theo quy định, Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất độc hại, lây nhiễm được cấp theo từng chuyến hàng và sẽ hết hiệu lực ngay sau thời điểm quy định kết thúc việc vận chuyển.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.