Giấy phép khai thác thủy sản hết hạn phải làm sao? Tàu cá 20 mét hoạt động khai thác thủy sản khi giấy phép hết hạn bị xử phạt ra sao?
Giấy phép khai thác thủy sản hết hạn phải làm sao?
Khoản 4 Điều 50 Luật Thủy sản 2017 quy định Giấy phép khai thác thủy sản được cấp lại khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Bị mất, hư hỏng;
- Thay đổi thông tin của tổ chức, cá nhân trong giấy phép; cảng cá đăng ký;
- Giấy phép hết hạn.
Như vậy, Giấy phép khai thác thủy sản hết hạn sẽ tiến hành thủ tục xin cấp lại theo quy định pháp luật.
Trình tự thủ tục xin cấp lại Giấy phép khai thác thủy sản
(1) Thẩm quyền cấp lại được quy định Điều 51 Luật Thủy sản 2017 như sau:
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp lại Giấy phép khai thác thủy sản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp lại Giấy phép khai thác thủy sản đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động khai thác thủy sản trong vùng biển Việt Nam; tổ chức, cá nhân Việt Nam khai thác thủy sản ngoài vùng biển Việt Nam.
(2) Điều 45 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép khai thác thủy sản bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp lại theo Mẫu số 03.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;
- Bản chính giấy phép khai thác thủy sản đã được cấp, trong trường hợp thay đổi thông tin trong giấy phép.
(3) Trình tự cấp, cấp lại giấy phép khai thác thủy sản được quy định tại Điều 45 Nghị định 26/2019/NĐ-CP như sau:
Bước 1: Tổ chức, cá nhân có yêu cầu gửi hồ sơ đến cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh;
Bước 2: Trong thời hạn 06 ngày làm việc (đối với cấp mới), 03 ngày làm việc (đối với cấp lại) kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan thẩm quyền thực hiện cấp, cấp lại Giấy phép khai thác thủy sản theo Mẫu số 04.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;
Bước 3: Trong trường hợp không cấp, cấp lại cơ quan có thẩm quyền trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
(4) Thời hạn của Giấy phép khai thác thủy sản: Bằng thời hạn còn lại của hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản đã được công bố.
Giấy phép khai thác thủy sản
Tàu cá 20 mét hoạt động khai thác thủy sản khi giấy phép hết hạn bị xử phạt ra sao?
Khoản 1 Điều 20 Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định:
"1. Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với chủ tàu cá có một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét không có Giấy phép khai thác thủy sản hoặc Giấy phép khai thác thủy sản đã hết hạn khai thác thủy sản trong vùng biển Việt Nam;
b) Sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên để chuyển tải thủy sản, sản phẩm thủy sản từ tàu cá không có Giấy phép khai thác thủy sản, giấy phép hết hạn hoặc hỗ trợ hoạt động thăm dò, tìm kiếm, dẫn dụ, vận chuyển thủy sản cho tàu được xác định có hành vi khai thác thủy sản bất hợp pháp, trừ trường hợp bất khả kháng;
c) Không trang bị thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét theo quy định;
d) Không duy trì hoạt động hoặc vô hiệu hóa thiết bị giám sát hành trình trong quá trình hoạt động trên biển đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên, trừ trường hợp bất khả kháng;
đ) Không ghi nhật ký khai thác thủy sản, nhật ký thu mua chuyển tải thủy sản đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên;
e) Cung cấp thiết bị giám sát hành trình cho ngư dân không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật theo quy định.
...
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu thủy sản khai thác, chuyển tải trái phép đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a và điểm b khoản 1, điểm a, b và điểm h khoản 2 và các điểm a, b, c, d, đ và i khoản 3 Điều này;
b) Tịch thu tàu cá đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 3 Điều này;
c) Tước quyền sử dụng văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng tàu cá Việt Nam từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này;
d) Tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác thủy sản từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm g khoản 2 và điểm đ, e và điểm g khoản 3 Điều này."
Theo đó, tàu cá 20 mét sử dụng giấy phép đã hết hạn khai thác thủy sản trong vùng biển Việt Nam sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 300 đến 500 triệu đồng. Cũng theo quy định tại Điều 5 Nghị định 42/2019/NĐ-CP thì đây là mức xử phạt đối với cá nhân, còn tổ chức thì mức phạt sẽ nhân đôi. Đồng thời tịch thu số thủy sản khai thác trái phép và tước quyền sử dụng văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng tàu cá Việt Nam từ 06 tháng đến 12 tháng.
Trừ trường hợp cấp lại do giấy phép hết hạn phải đáp ứng điều kiện quy định tại các điểm b, c, d, đ, e và g khoản 2 Điều 50 Luật Thủy sản 2017, đã nộp nhật ký khai thác theo quy định và tàu cá không thuộc danh sách tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố (điểm h khoản 2 Điều 50 Luật Thủy sản 2017).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.