Giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi bao gồm những gì? Và việc cấp phép này dựa trên những nguyên tắc nào?
- Giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi bao gồm những gì?
- Giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi được cấp dựa trên những nguyên tắc nào?
- Giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi được cấp dựa trên những căn cứ nào?
- Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng công trình mới đối với công trình thủy lợi quan trọng đặc biệt?
Giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi bao gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 13 Nghị định 67/2018/NĐ-CP và điểm e khoản 2 Điều 167 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi
Giấy phép cấp cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, gồm:
1. Xây dựng công trình mới;
2. Lập bến, bãi tập kết nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, phương tiện;
3. Khoan, đào khảo sát địa chất; thăm dò, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, khai thác nước dưới đất;
5. Trồng cây lâu năm;
6. Hoạt động du lịch, thể thao, nghiên cứu khoa học, kinh doanh, dịch vụ;
7. Hoạt động của phương tiện thủy nội địa, phương tiện cơ giới, trừ xe mô tô, xe gắn máy, phương tiện thủy nội địa thô sơ;
8. Nuôi trồng thủy sản;
9. Nổ mìn và các hoạt động gây nổ khác;
10. Xây dựng công trình ngầm.
Như vậy giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi bao gồm:
- Xây dựng công trình mới;
- Lập bến, bãi tập kết nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, phương tiện;
- Khoan, đào khảo sát địa chất; thăm dò, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, khai thác nước dưới đất;
- Trồng cây lâu năm;
- Hoạt động du lịch, thể thao, nghiên cứu khoa học, kinh doanh, dịch vụ;
- Hoạt động của phương tiện thủy nội địa, phương tiện cơ giới, trừ xe mô tô, xe gắn máy, phương tiện thủy nội địa thô sơ;
- Nuôi trồng thủy sản;
- Nổ mìn và các hoạt động gây nổ khác;
- Xây dựng công trình ngầm.
Công trình thủy lợi (Hình từ Internet)
Giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi được cấp dựa trên những nguyên tắc nào?
Giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi được cấp dựa trên những nguyên tắc được quy định tại Điều 14 Nghị định 67/2018/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 40/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ ngày 15/08/2023) như sau:
Điều 14. Nguyên tắc cấp phép
1. Bảo đảm an toàn công trình thủy lợi và công trình được cấp phép, bảo vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi; không ảnh hưởng đến nhiệm vụ của công trình thủy lợi, bảo đảm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan; phù hợp với nguyên tắc sử dụng công trình đa mục tiêu, sử dụng tổng hợp đất đai, quản lý, khai thác, bảo vệ tài nguyên nước theo quy định tại Luật Thủy lợi, Luật Đất đai, Luật Tài nguyên nước và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
2. Đúng thẩm quyền, đúng đối tượng và trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
3. Đối với nhiều hoạt động thuộc cùng một dự án do tổ chức, cá nhân đầu tư từ giai đoạn xây dựng công trình đến giai đoạn khai thác, sử dụng thuộc thẩm quyền cấp phép của một cơ quan thì cấp một giấy phép.
4. Đối với các dự án bảo trì, sửa chữa, nâng cấp, hiện đại hóa hoặc bổ sung hạng mục vào công trình thủy lợi hiện có do chủ sở hữu công trình thủy lợi quyết định chủ trương đầu tư thì không phải xin giấy phép.
Như vậy, giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi được cấp dựa trên những nguyên tắc như trên.
Trước đây, nội dung này được quy định tại Điều 14 Nghị định 67/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Nguyên tắc cấp phép
1. Bảo đảm an toàn công trình thủy lợi, bảo vệ chất lượng nước; bảo đảm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan.
2. Đúng thẩm quyền, đúng đối tượng và trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
3. Phù hợp với quy hoạch thủy lợi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; trường hợp chưa có quy hoạch thủy lợi được duyệt thì căn cứ vào thiết kế, nhiệm vụ của công trình thủy lợi và bảo đảm an toàn, vận hành công trình thủy lợi.
Như vậy giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi được cấp dựa trên những nguyên tắc sau:
- Bảo đảm an toàn công trình thủy lợi, bảo vệ chất lượng nước; bảo đảm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan.
- Đúng thẩm quyền, đúng đối tượng và trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
- Phù hợp với quy hoạch thủy lợi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; trường hợp chưa có quy hoạch thủy lợi được duyệt thì căn cứ vào thiết kế, nhiệm vụ của công trình thủy lợi và bảo đảm an toàn, vận hành công trình thủy lợi.
Giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi được cấp dựa trên những căn cứ nào?
Giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi được cấp dựa trên những căn cứ được quy định tại Điều 15 Nghị định 67/2018/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 40/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ ngày 15/08/2023) như sau:
Căn cứ cấp phép
Việc cấp giấy phép đối với các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi phải căn cứ:
1. Nhiệm vụ, hiện trạng công trình thủy lợi.
2. Quy hoạch thủy lợi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; trường hợp chưa có quy hoạch thủy lợi được duyệt thì căn cứ vào thiết kế của công trình thủy lợi và bảo đảm không ảnh hưởng đến an toàn và vận hành công trình thủy lợi.
3. Tình hình thực hiện các quy định trong giấy phép đã cấp của tổ chức, cá nhân đề nghị gia hạn giấy phép.
Như vậy, giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi được cấp dựa trên những căn cứ sau:
- Nhiệm vụ, hiện trạng công trình thủy lợi.
- Quy hoạch thủy lợi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; trường hợp chưa có quy hoạch thủy lợi được duyệt thì căn cứ vào thiết kế của công trình thủy lợi và bảo đảm không ảnh hưởng đến an toàn và vận hành công trình thủy lợi.
- Tình hình thực hiện các quy định trong giấy phép đã cấp của tổ chức, cá nhân đề nghị gia hạn giấy phép.
Trước đây, giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi được cấp dựa trên những căn cứ tại Điều 15 Nghị định 67/2018/NĐ-CP và điểm e khoản 2 Điều 167 Nghị định 08/2022/NĐ-CP như sau:
Căn cứ cấp phép
1. Việc cấp giấy phép đối với các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi phải căn cứ:
a) Nhiệm vụ công trình thủy lợi;
b) Hồ sơ thiết kế và hiện trạng của công trình thủy lợi;
c) Quy hoạch thủy lợi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; trường hợp chưa có quy hoạch thủy lợi được duyệt thì căn cứ vào thiết kế của công trình thủy lợi và bảo đảm không ảnh hưởng đến an toàn và vận hành công trình thủy lợi.
Như vậy việc cấp giấy phép đối với các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi phải căn cứ sau:
- Nhiệm vụ công trình thủy lợi;
- Hồ sơ thiết kế và hiện trạng của công trình thủy lợi;
- Quy hoạch thủy lợi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; trường hợp chưa có quy hoạch thủy lợi được duyệt thì căn cứ vào thiết kế của công trình thủy lợi và bảo đảm không ảnh hưởng đến an toàn và vận hành công trình thủy lợi.
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng công trình mới đối với công trình thủy lợi quan trọng đặc biệt?
Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng công trình mới đối với công trình thủy lợi quan trọng đặc biệt được quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 67/2018/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 40/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ ngày 15/08/2023) như sau:
Thẩm quyền cấp, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép cho các hoạt động quy định tại Điều 13 Nghị định này
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép đối với các hoạt động quy định tại khoản 1, khoản 3, khoản 9, khoản 10 Điều 13 Nghị định này trong phạm vi bảo vệ công trình do bộ quản lý.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép đối với các hoạt động quy định tại Điều 13 Nghị định này trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, theo quy định mới thì không còn phần ra công trình thủy lợi đặc biệt quan trọng và công trình thủy lợi khác mà chỉ còn phân cấp thẩm quyền theo phạm vi quản lý, cụ thể:
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp giấp phép xây dựng công trình mới trong phạm vi bảo vệ công trình do bộ quản lý.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép xây dựng mới trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn, trừ trường hợp quy định thuộc thẩm quyền Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Trước đây, căn cứ theo khoản 1 Điều 16 Nghị định 67/2018/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm a khoản 2 Điều 167 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền cấp, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép cho các hoạt động quy định tại Điều 13 Nghị định này
1. Đối với công trình thủy lợi quan trọng đặc biệt, công trình thủy lợi mà việc khai thác, bảo vệ liên quan từ hai tỉnh trở lên:
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép đối với các hoạt động quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 6, khoản 9, khoản 10 Điều 13 Nghị định này trong phạm vi bảo vệ công trình do Bộ quản lý;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép đối với các hoạt động quy định tại Điều 13 Nghị định này, trừ trường hợp quy định tại điểm a Khoản này.
2. Đối với công trình thủy lợi khác:
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép đối với các hoạt động quy định tại Điều 13 Nghị định này.
Như vậy cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng công trình mới đối với công trình thủy lợi quan trọng đặc biệt là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.