Giấy chứng nhận y tế được cấp cho những sản phẩm nào? Và hồ sơ đề nghị cấp chứng nhận y tế gồm những gì?
Giấy chứng nhận y tế được cấp cho những sản phẩm nào?
Căn cứ theo Điều 15 Thông tư 52/2015/TT-BYT quy định về sản phẩm thực phẩm xuất khẩu được cấp Giấy chứng nhận y tế như sau:
Sản phẩm thực phẩm xuất khẩu được cấp Giấy chứng nhận y tế
Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate - HC) được cấp cho thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm khi tổ chức, cá nhân có yêu cầu.
Như vậy chỉ những sản phẩm là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thì mới được cấp giấy chứng nhận y tế.
Hồ sơ xin Giấy chứng nhận y tế sẽ gồm những giấy tờ gì?
Căn cứ theo Điều 16 Thông tư 52/2015/TT-BYT quy định về hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận y tế như sau:
Hồ sơ đề nghị cấp HC
Hồ sơ đề nghị cấp HC cho 01 (một) lô hàng xuất khẩu gồm:
1. Đơn đề nghị cấp HC theo mẫu quy định tại Phụ lục 08 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Kết quả kiểm nghiệm của từng mặt hàng thuộc lô hàng xuất khẩu, gồm các chỉ tiêu theo yêu cầu của Quy chuẩn kỹ thuật tương ứng (đối với sản phẩm đã có Quy chuẩn kỹ thuật) hoặc các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu an toàn theo quy định (đối với sản phẩm chưa có Quy chuẩn kỹ thuật), thông tin về tên mặt hàng, số lô, ngày sản xuất, hạn sử dụng do phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận hoặc phòng kiểm nghiệm được thừa nhận. (Bản gốc hoặc bản sao có chứng thực).
3. Mẫu nhãn sản phẩm (Bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân).
4. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm) hoặc Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (Bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân).
Như vậy hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận y tế sẽ có:
Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận y tế theo mẫu quy định tại Phụ lục 08 ban hành kèm theo Thông tư 52/2015/TT-BYT.
Kết quả kiểm nghiệm của từng mặt hàng thuộc lô hàng xuất khẩu, gồm các chỉ tiêu theo yêu cầu của Quy chuẩn kỹ thuật tương ứng hoặc các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu an toàn theo quy định.
Thông tin về tên mặt hàng, số lô, ngày sản xuất, hạn sử dụng do phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận hoặc phòng kiểm nghiệm được thừa nhận. (Bản gốc hoặc bản sao có chứng thực).
Mẫu nhãn sản phẩm (Bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân).
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (Bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân).
Giấy chứng nhận y tế (Hình từ Internet)
Trình tự, thủ tục xin cấp giấy chứng nhận y tế được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 17 Thông tư 52/2015/TT-BYT quy định về Thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận y tế như sau:
Thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp HC
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh sản phẩm thực phẩm đề nghị cấp HC nộp hồ sơ đến Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế (nộp trực tiếp hoặc nộp hồ sơ theo đường bưu điện).
2. Ngay khi nhận được hồ sơ đề nghị cấp HC, bộ phận tiếp nhận hồ sơ phải kiểm tra hồ sơ, vào Sổ tiếp nhận và cấp Phiếu tiếp nhận hồ sơ cho tổ chức, cá nhân theo mẫu quy định tại Phụ lục số 05 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều này phải xem xét, cấp HC theo mẫu quy định tại Phụ lục số 09, Phụ lục số 10 ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp không cấp, phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do không cấp.
Như vậy chị cần chuẩn bị hồ sơ theo Điều 16 và nộp tại Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế để được xem xét hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận y tế theo quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.