Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện bị mất có được cấp lại hay không? Mẫu Giấy chứng nhận hiến máu mới nhất?
Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện bị mất có được cấp lại hay không?
Theo tiểu mục 2 Mục II Quy định về việc cấp, sử dụng và quản lý Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện ban hành kèm theo Quyết định 1995/2004/QĐ-BYT quy định về trách nhiệm của cơ sở y tế thu gom máu như sau:
II. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
1. Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương có trách nhiệm: Tổ chức in ấn, quản lý và cấp phát Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện cho các cơ sở y tế công lập có nhiệm vụ thu gom, sàng lọc, lưu trữ máu trong toàn quốc.
2. Cơ sở y tế thu gom máu có trách nhiệm:
a) Hàng năm, các cơ sở thu gom máu phối hợp với Ban chỉ đạo hiến máu nhân đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập kế hoạch về số lượng Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện cần sử dụng gửi cho Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, nhận Giấy chứng nhận tại viện Huyết học - Truyền máu Trung ương.
b) Trực tiếp cấp Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện cho người hiến máu ngay sau khi nhận máu tại điểm hiến máu tình nguyện. Đảm bảo ghi đầy đủ nội dung trên Giấy chứng nhận theo quy định, chữ viết phải rõ ràng, sạch đẹp, không tẩy xóa.
c) Việc cấp Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện cho người hiến máu phải thực hiện công khai và đảm bảo đúng đối tượng. Mỗi lần hiến máu tình nguyện sẽ được cấp 01 Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện.
d) Cơ sở y tế có trách nhiệm lập sổ theo dõi việc cấp Giấy chứng nhận theo số serie in trên Giấy chứng nhận, báo cáo Ban chỉ đạo cùng cấp về danh sách người đã tham gia hiến máu tình nguyện, số máu đã thu gom, số Giấy chứng nhận đã cấp.
3. Ban chỉ đạo hiến máu nhân đạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm: Quản lý số lượng Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện và danh sách người hiến máu đã được cấp Giấy chứng nhận, đồng thời gửi danh sách người đã hiến máu, số lượng máu đã hiến tương ứng với số serie của Giấy chứng nhận đã cấp về Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương để quản lý thống nhất toàn quốc.
...
Căn cứ trên quy định Giấy chứng nhận hiếu máu tình nguyện sẽ được cấp cho người hiến máu sau khi thực hiện hiến máu tình nguyện.
Như vậy, hiện nay pháp luật chưa có quy định cụ thể cho việc có được cấp lại Giấy chứng nhận hiếu máu tình nguyện khi làm mất hay không.
Cho nên trường hợp bạn làm mất Giấy chứng nhận hiếu máu tình nguyện có thể liên hệ với cơ sở y tế thu gom máu mà mình hiến để xác nhận lại việc mình đã hiến máu tình nguyện.
Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện bị mất có được cấp lại hay không? Mẫu Giấy chứng nhận hiến máu mới nhất? (Hình từ Internet)
Mẫu Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện mới nhất hiện nay như thế nào?
Mẫu Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện mới nhất hiện nay được thực hiện mẫu ban hành kèm theo Quyết định 1995/2004/QĐ-BYT.
Dưới đây là Mẫu Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện:
Trách nhiệm của cơ sở truyền máu được quy định thế nào?
Theo Điều 66 Thông tư 26/2013/TT-BYT quy định cơ sở truyền máu có trách nhiệm như sau:
Trách nhiệm của cơ sở truyền máu
1. Tuyên truyền vận động người hiến máu tình nguyện. Cung cấp thông tin cho người hiến máu về nhu cầu sử dụng máu, về nguy cơ của các bệnh lây truyền qua đường máu.
2. Giải thích về quy trình lấy máu, các biểu hiện không mong muốn, tai biến có thể xảy ra, các xét nghiệm sẽ thực hiện trước và sau khi hiến máu; tư vấn người hiến máu cách tự chăm sóc sức khoẻ và các dịch vụ y tế chuyên khoa.
3. Bảo đảm bí mật về kết quả khám lâm sàng và xét nghiệm. Thông báo cho người hiến máu về kết quả khám lâm sàng, xét nghiệm khi có yêu cầu trực tiếp từ người hiến máu.
4. Chăm sóc, điều trị cho người hiến máu khi có các tai biến không mong muốn xảy ra trong và ngay sau hiến máu.
5. Xây dựng, phê duyệt, triển khai, giám sát thực hiện các quy trình, hướng dẫn chuyên môn áp dụng tại cơ sở truyền máu để bảo đảm an toàn cho người hiến máu và chất lượng của đơn vị máu: đăng ký hiến máu; ghi hồ sơ; lấy máu an toàn và vô trùng, giảm thiểu nguy cơ nhiễm khuẩn; chăm sóc người hiến máu; phòng ngừa và xử lý an toàn các tai biến có thể xảy ra ở người hiến máu; xét nghiệm sàng lọc các tác nhân lây truyền bệnh qua đường máu và định nhóm đơn vị máu; điều chế, bảo quản, vận chuyển máu và chế phẩm.
6. Thực hiện các thủ tục để trình cấp có thẩm quyền tôn vinh, khen thưởng và bảo đảm các quyền lợi khác của người hiến máu theo quy định của pháp luật.
7. Tổ chức thực hiện quản lý, giám sát nguy cơ trong truyền máu được quy định tại Điều 57, Điều 58 Thông tư này.
8. Phối hợp với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sử dụng máu trong việc:
a) Cung cấp, vận chuyển, bảo quản máu, chế phẩm máu an toàn, phù hợp theo nhu cầu về số lượng, chủng loại của cơ sở sử dụng máu;
b) Cung cấp các thông tin về các đơn vị máu, chế phẩm máu có liên quan đến các tai biến xảy ra ở người bệnh nhận máu;
c) Tìm hiểu, điều tra nguyên nhân các tai biến liên quan đến truyền máu;
d) Xây dựng tài liệu, thực hiện đào tạo tập huấn về sử dụng máu hợp lý trong điều trị lâm sàng.
9. Định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra, theo dõi và đánh giá hoạt động truyền máu trong phạm vi khu vực được giao quản lý theo biểu mẫu quy định trong Phụ lục 15 ban hành kèm theo Thông tư này.
10. Tổng hợp, phân tích, báo cáo kết quả thực hiện hoạt động truyền máu của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong khu vực được giao phụ trách về Cục Quản lý khám, chữa bệnh - Bộ Y tế và Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương.
11. Kiến nghị sửa đổi, bổ sung nhằm khắc phục các bất cập liên quan đến hoạt động truyền máu phát sinh trong quá trình triển khai các quy định của Thông tư này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.