Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ bị mất thì trình tự thủ tục xin cấp lại thực hiện như thế nào?
Điều kiện để cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ là gì theo quy định pháp luật hiện nay?
Về điều kiện cấp Giấy chứng nhận ta căn cứ tại Điều 6 Nghị định 13/2019/NĐ-CP như sau:
- Được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp 2020;
- Có khả năng tạo ra hoặc ứng dụng kết quả khoa học và công nghệ được cơ quan có thẩm quyền đánh giá, thẩm định, công nhận theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 13/2019/NĐ-CP.
- Có doanh thu từ việc sản xuất, kinh doanh sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ đạt tỷ lệ tối thiểu 30% trên tổng doanh thu.
- Doanh nghiệp mới thành lập dưới 5 năm đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này được chứng nhận là doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ bị mất thì trình tự thủ tục xin cấp lại thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ?
Về thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận được quy định tại Mục 3 Công văn 1048/BKHCN-PTTTDN năm 2019 như sau:
Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ:
Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tiếp nhận hồ sơ, cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN đối với các trường hợp sau:
3.1. Các trường hợp gửi hồ sơ trực tiếp về Cục, không cần văn bản đề nghị:
a) Các kết quả KH&CN được hình thành từ nhiệm vụ KH&CN đặc biệt; có tầm quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh trong phạm vi cả nước; có vai trò quan trọng nâng cao tiềm lực KH&CN quốc gia; giải quyết các vấn đề KH&CN liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, liên vùng, nhất là môi trường, sức khỏe; hạ tầng công nghệ thông tin - viễn thông:
- Kết quả KH&CN hình thành từ nhiệm vụ KH&CN đặc biệt:
Nhiệm vụ KH&CN đặc biệt là đề tài KH&CN, đề án khoa học, dự án sản xuất thử nghiệm, dự án KH&CN có quy mô lớn phục vụ quốc phòng, an ninh, có tác động mạnh đến năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm quốc gia do Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định. Việc xác định nhiệm vụ KH&CN đặc biệt căn cứ vào tiêu chí xác định và thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ quy định tại Điều 30 Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27/01/2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật KH&CN.
- Kết quả KH&CN có tầm quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh trong phạm vi cả nước; có vai trò quan trọng nâng cao tiềm lực KH&CN quốc gia; giải quyết các vấn đề KH&CN liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, liên vùng, nhất là môi trường, sức khỏe:
+ Kết quả KH&CN hình thành từ nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách nhà nước cấp bộ, cấp quốc gia;
+ Kết quả KH&CN thuộc hai lĩnh vực trở lên quy định tại các Điều 14, Điều 15 và Điều 16 Thông tư số 02/2015/TT-BKHCN ngày 06/3/2015 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc đánh giá và thẩm định kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN không sử dụng ngân sách nhà nước.
- Kết quả KH&CN trong lĩnh vực hạ tầng công nghệ thông tin - viễn thông.
b) Doanh nghiệp được thành lập từ việc chuyển đổi tổ chức KH&CN công lập mà đăng ký hoạt động KH&CN tại Bộ Khoa học và Công nghệ.
3.2. Các trường hợp gửi hồ sơ kèm văn bản đề nghị Cục cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN:
a) Doanh nghiệp có chi nhánh, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Đối với trường hợp này, doanh nghiệp có thể gửi hồ sơ đề nghị cấp về Sở Khoa học và Công nghệ hoặc Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN. Trường hợp gửi hồ sơ về Cục, doanh nghiệp có văn bản đề nghị Cục thụ lý hồ sơ và cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN.
b) Các trường hợp theo đề nghị của Sở Khoa học và Công nghệ khi chưa đủ điều kiện đánh giá kết quả KH&CN.
Theo đó, Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) là cơ quan cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ bị mất thì trình tự thủ tục cấp lại thực hiện như thế nào?
Về trình tự thủ tục xin cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp bị mất, tại Điều 9 Nghị định 13/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Cấp thay đổi nội dung, cấp lại Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ
1. Doanh nghiệp khoa học và công nghệ gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp thay đổi nội dung, cấp lại Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ về cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 5 Nghị định này trong các trường hợp sau đây:
a) Thay đổi thông tin đăng ký doanh nghiệp;
b) Bổ sung danh mục sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ;
c) Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ bị mất, cháy, rách, nát hoặc bị tiêu hủy dưới hình thức khác.
2. Hồ sơ đề nghị cấp thay đổi nội dung, cấp lại Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ được gửi trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc trực tuyến, bao gồm:
a) Đề nghị cấp thay đổi nội dung, cấp lại Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Văn bản, tài liệu chứng minh về việc thay đổi thông tin đăng ký doanh nghiệp đối với trường hợp thay đổi thông tin đăng ký doanh nghiệp;
c) Các tài liệu theo quy định tại điểm b, điểm c, khoản 2 Điều 7 Nghị định này đối với trường hợp bổ sung danh mục sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét việc cấp hoặc từ chối cấp thay đổi nội dung, cấp lại Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Trường hợp bổ sung sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ, thời hạn cấp thay đổi nội dung Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Theo đó, đối với trường hợp Giấy chứng nhận bị mất thì doanh nghiệp gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ về cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 5 Nghị định 13/2019/NĐ-CP.
Về trình tự thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận thực hiện như sau:
* Bước 1: Chuẩn bị bộ hồ sơ cần chuẩn bị có những giấy tờ sau:
- Đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ theo Mẫu số 04;
- Văn bản, tài liệu chứng minh về việc thay đổi thông tin đăng ký doanh nghiệp đối với trường hợp thay đổi thông tin đăng ký doanh nghiệp;
- Các tài liệu theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều 7 Nghị định này đối với trường hợp bổ sung danh mục sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ.
* Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét việc cấp hoặc từ chối cấp thay đổi nội dung, cấp lại Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.