Giáo viên trung học phổ thông dạy đủ 17 tiết và phải trực thêm 4 buổi tại cơ quan thì có hợp lý không? Có con nhỏ dưới 12 tháng có được ưu tiên gì không?

Tôi là một giáo viên dạy trung học phổ thông, vợ tôi dạy bên trung tâm giáo dục thường xuyên của huyện (dạy chương trình trung học phổ thông). Theo các quy định về thời gian và nhiệm vụ của giáo viên tôi được biết, mỗi giáo viên dạy chương trình trung học phổ thông đều phải dạy đủ 17 tiết mỗi tuần, nếu không đủ sẽ làm công việc tương đương để trừ ra. Vậy ngoài mỗi tuần phải dạy đủ 17 tiết ra thì có cần phải vào cơ quan trực không? Vì ở cơ quan vợ tôi ngoài đảm nhiệm 17 tiết dạy giáo viên còn phải vào cơ quan trực thêm 4 buổi nữa. Như vậy có hợp lý theo quy định không? Và còn giáo viên nữ có con nhỏ dưới 12 tháng có được ưu tiên gì không?

Giáo viên trung học phổ thông dạy đủ 17 tiết và phải trực thêm 4 buổi tại cơ quan thì có hợp lý không?

Tại Điều 1 Thông tư liên tịch 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC quy định về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng:

- Phạm vi điều chỉnh

Thông tư liên tịch này hướng dẫn chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập, bao gồm: cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học và cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được Nhà nước cấp kinh phí hoạt động (bao gồm nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật).

- Đối tượng áp dụng

+ Nhà giáo (kể cả nhà giáo làm công tác quản lý, kiêm nhiệm công tác Đảng, đoàn thể hoặc được phân công làm nhiệm vụ tổng phụ trách Đội) thuộc danh sách trả lương được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập;

+ Nhà giáo thuộc danh sách trả lương được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đang làm công tác hướng dẫn thực hành tại các xưởng trường, trạm, trại, phòng thí nghiệm trong các cơ sở giáo dục công lập; đang trực tiếp làm nhiệm vụ hướng dẫn thực hành trên tàu huấn luyện.

Cũng theo điểm c khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC có quy định đối với giáo viên phổ thông:

"c) Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông (gọi tắt là Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT);"

Nhưng Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT đã được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT về đối tượng áp dụng.

Như vậy, về chế độ trực của các trường học thì về mặt quy định đây không phải là hoạt động, trách nhiệm của giáo viên. Việc trực này nếu có thì đó chỉ là quy định nội bộ của mỗi trường và sẽ là việc sử dụng người lao động làm thêm giờ.

Trong trường hợp này, nhà nước sẽ phải trả tiền lương làm thêm giờ cho giáo viên theo quy định tại Thông tư liên tịch 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong cơ sở giáo dục công lập do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính ban hành

Giáo viên trung học phổ thông dạy đủ 17 tiết và phải trực thêm 4 buổi tại cơ quan?

Giáo viên trung học phổ thông dạy đủ 17 tiết và phải trực thêm 4 buổi tại cơ quan?

Giáo viên nữ có con nhỏ dưới 12 tháng có được ưu tiên gì không?

Còn về việc bảo vệ thai sản người lao động nữ trong việc sử dụng giáo viên làm thêm thì sẽ áp dụng chung theo quy định tại khoản 1 Điều 137 Bộ Luật lao động 2019:

"Điều 137. Bảo vệ thai sản
1. Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong trường hợp sau đây:
a) Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;
b) Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp được người lao động đồng ý.
2. Lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai và có thông báo cho người sử dụng lao động biết thì được người sử dụng lao động chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
3. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.
Trường hợp hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian lao động nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới.
4. Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút, trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động."

Nguyên tắc tính tiền lương dạy thêm giờ được quy định thế nào?

Tại Điều 3 Thông tư liên tịch 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC quy định về nguyên tắc tính trả tiền lương dạy thêm giờ, cụ thể:

"Điều 3. Nguyên tắc tính trả tiền lương dạy thêm giờ
1. Tiền lương của một tháng làm căn cứ tính trả tiền lương dạy thêm giờ của nhà giáo, bao gồm: mức lương theo ngạch, bậc hiện hưởng, các khoản phụ cấp lương và hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có).
2. Định mức giờ dạy/năm đối với giáo viên mầm non; định mức tiết dạy/ năm học đối với giáo viên phổ thông; định mức giờ giảng dạy/năm học đối với giáo viên trung cấp chuyên nghiệp; tiêu chuẩn giờ giảng/năm học đối với giáo viên, giảng viên dạy nghề; định mức giờ chuẩn giảng dạy/năm đối với giảng viên cơ sở giáo dục đại học, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được gọi chung là định mức giờ dạy/năm.
3. Năm học quy định tại Thông tư liên tịch này được tính từ tháng 7 năm trước đến hết tháng 6 của năm liền kề.
..."

Bên cạnh đó, về cách tính tiền lương dạy thêm giờ quy định tại Điều 4 Thông tư này.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,669 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào