Giáo viên có thuộc đối tượng được miễn phải tham gia bảo hiểm tai nạn lao động hay không? Mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động hiện nay cho giáo viên là bao nhiêu?
Giáo viên có thuộc đối tượng được miễn phải tham gia bảo hiểm tai nạn lao động hay không?
Căn cứ Điều 2 Nghị định 88/2020/NĐ-CP quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm tai nạn lao động như sau:
"Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động theo quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và h khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc (sau đây gọi tắt là người lao động), bao gồm:
a) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và viên chức;
...
đ) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên và người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng. Không bao gồm người lao động là người giúp việc gia đình;
e) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.
2. Người sử dụng lao động theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp."
Như vậy, theo quy định trên thì viên chức và người lao động ký hợp đồng từ 01 tháng trở lên là đối tượng bắt buộc phải tham gia bảo hiểm tai nạn lao động.
Giáo viên có thuộc đối tượng được miễn phải tham gia bảo hiểm tai nạn lao động hay không? Mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động hiện nay cho giáo viên là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động hiện nay cho giáo viên là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 58/2020/NĐ-CP về mức đóng và phương thức đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:
"Điều 4. Mức đóng và phương thức đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1. Người sử dụng lao động hằng tháng đóng trên quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 và khoản 2 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp lao động là người giúp việc gia đình, theo một trong các mức sau:
a) Mức đóng bình thường bằng 0,5% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội; đồng thời được áp dụng đối với người lao động là cán bộ, công chức, viên chức và người thuộc lực lượng vũ trang thuộc các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, quân đội, công an, đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng ngân sách nhà nước;
b) Mức đóng bằng 0,3% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội được áp dụng đối với doanh nghiệp bảo đảm điều kiện theo quy định tại Điều 5 của Nghị định này."
Theo đó đối với người lao động là cán bộ, công chức, viên chức và người thuộc lực lượng vũ trang thuộc các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, quân đội, công an, đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng ngân sách nhà nước thì mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động là 0.5% quỹ tiền lương.
Nhà trường không đóng bảo hiểm tai nạn lao động cho giáo viên mà giáo viên bị tai nạn thì chịu trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ Điều 12 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
"Điều 12. Các hành vi bị nghiêm cấm
...
2. Trốn đóng, chậm đóng tiền bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; không chi trả chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động; quản lý, sử dụng Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp không đúng quy định của pháp luật; truy cập, khai thác trái pháp luật cơ sở dữ liệu về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
..."
Ngoài ra tại Điều 39 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động về bồi thường, trợ cấp trong những trường hợp đặc thù khi người lao động bị tai nạn lao động như sau:
"Điều 39. Trách nhiệm của người sử dụng lao động về bồi thường, trợ cấp trong những trường hợp đặc thù khi người lao động bị tai nạn lao động
...
4. Nếu người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, thì ngoài việc phải bồi thường, trợ cấp theo quy định tại Điều 38 của Luật này, người sử dụng lao động phải trả khoản tiền tương ứng với chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Mục 3 Chương này khi người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của các bên, trường hợp không thống nhất thì thực hiện theo yêu cầu của người lao động
..."
Theo đó, quy định nghiêm cấm việc trốn đóng, chậm đóng tiền bảo hiểm tai nạn lao động cho người lao động.
Nếu nhà trường không đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho giáo viên thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội thì ngoài việc phải bồi thường, trợ cấp theo quy định, nhà trường còn phải trả khoản tiền tương ứng với chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi giáo viên bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Ngoài ra, nhà trường còn phải bồi thường cho giáo viên và chi trả các khoản chi phí khác theo quy định tại Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.