Giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm gì trong công tác giáo dục học sinh đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng?

Xin cho hỏi là Giáo viên chủ nhiệm trường giáo dưỡng có trách nhiệm gì trong công tác giáo dục học sinh đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng? Trách nhiệm báo cáo công tác quản lý, giáo dục học sinh của Giáo viên chủ nhiệm trường giáo dưỡng được quy định thế nào? - Câu hỏi của anh Tiến (TP. HCM).

Giáo viên chủ nhiệm trường giáo dưỡng có trách nhiệm gì trong công tác giáo dục học sinh?

Giáo viên chủ nhiệm trường giáo dưỡng

Giáo viên chủ nhiệm trường giáo dưỡng (Hình từ Internet)

Theo Điều 7 Thông tư 42/2022/TT-BCA quy định trách nhiệm của Giáo viên chủ nhiệm trường giáo dưỡng trong công tác giáo dục học sinh đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng như sau:

- Xây dựng kế hoạch giáo dục đối với tổ, đội học sinh, từng học sinh phù hợp với tính chất, mức độ của hành vi vi phạm pháp luật, đặc điểm nhân thân và diễn biến tư tưởng của học sinh.

- Hướng dẫn học sinh đăng ký thi đua; tổ chức thực hiện các phong trào thi đua.

- Hằng tuần, gặp gỡ học sinh ít nhất 02 lần trở lên để nắm bắt diễn biến tâm lý, kịp thời động viên, tư vấn, giáo dục để học sinh yên tâm chấp hành quyết định; quan tâm thăm hỏi, chăm sóc học sinh ốm đau hoặc có hoàn cảnh đặc biệt.

Mỗi tháng phải giáo dục, tư vấn cho ít nhất 1/3 số học sinh trong Đội hoặc Tổ mình phụ trách. Mỗi tuần phải tổ chức 01 buổi sinh hoạt tập thể Đội hoặc Tổ học sinh, việc tổ chức sinh hoạt Đội hoặc Tổ phải ghi chép vào sổ.

- Nghiên cứu, hướng dẫn, giải thích cho học sinh các quy định liên quan đến học sinh trường giáo dưỡng; phối hợp tuyên truyền thời sự, chính sách, pháp luật, giáo dục phẩm chất đạo đức, nhân cách, lịch sử truyền thống cách mạng, lòng yêu nước, tự hào dân tộc, bản lĩnh, ý chí cho học sinh.

Phối hợp tổ chức các hoạt động tư vấn, học nghề, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, vui chơi giải trí, đọc sách, báo, nghe đài, xem truyền hình.

- Định kỳ tuần, tháng, quý, năm hoặc khi có yêu cầu, tổ chức sinh hoạt tổ, đội học sinh do mình phụ trách để kiểm điểm, đánh giá kết quả rèn luyện, học tập, lao động của tập thể và từng học sinh; tổ chức họp bình xét, xếp loại thi đua, đề nghị khen thưởng, kỷ luật, giảm thời hạn chấp hành quyết định cho học sinh; đồng thời, dự kiến kế hoạch quản lý, giáo dục thời gian tiếp theo.

- Trường hợp học sinh vi phạm nội quy trường giáo dưỡng, Giáo viên chủ nhiệm lập biên bản, báo cho chỉ huy Đội để báo cáo Hiệu trưởng; đồng thời, phối hợp với các đội nghiệp vụ thu giữ tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm, ghi lời tường trình, tự thuật của người vi phạm và những người có liên quan và đề xuất hình thức xử lý theo quy định.

- Trong thời hạn 10 ngày trước khi học sinh chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, Giáo viên chủ nhiệm phải đánh giá, nhận xét quá trình chấp hành quyết định, phối hợp với các đội nghiệp vụ có liên quan hoàn thiện thủ tục cho học sinh ra trường theo quy định.

- Hai tháng trước khi học sinh hết thời hạn chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, Giáo viên chủ nhiệm phải phối hợp với cán bộ phụ trách công tác giáo vụ, hồ sơ đề xuất Hiệu trưởng tổ chức cho học sinh đó học chương trình giáo dục dành cho học sinh sắp ra trường, thông báo cho cá nhân, tổ chức có liên quan theo quy định.

Nhiệm vụ của Giáo viên chủ nhiệm trường giáo dưỡng trong việc tổ chức lao động, đào tạo nghề nghiệp cho học sinh?

Theo Điều 8 Thông tư 42/2022/TT-BCA quy định nhiệm vụ của Giáo viên chủ nhiệm trường giáo dưỡng trong việc tổ chức lao động, đào tạo nghề nghiệp cho học sinh, cụ thể:

- Tham gia xây dựng kế hoạch và tổ chức cho học sinh lao động, đào tạo nghề nghiệp phù hợp với độ tuổi, sức khỏe, giới tính.

- Hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng, bảo quản đồ vật, tư trang, phương tiện, dụng cụ bảo hộ lao động của học sinh.

- Đề xuất định lượng, mức ăn thêm phù hợp cho học sinh khi tham gia lao động theo quy định.

- Quản lý, sử dụng có hiệu quả các loại tài sản, trang thiết bị, phương tiện được giao và kết quả lao động theo quy định.

- Phối hợp với cán bộ có trách nhiệm thực hiện việc hướng nghiệp, dạy nghề cho học sinh; tổ chức tăng gia sản xuất để cải thiện đời sống cho học sinh khi được Hiệu trưởng trường giáo dưỡng đồng ý.

Trách nhiệm báo cáo công tác quản lý học sinh của Giáo viên chủ nhiệm trường giáo dưỡng được quy định thế nào?

Theo Điều 10 Thông tư 42/2022/TT-BCA quy định trách nhiệm báo cáo công tác quản lý, giáo dục học sinh của Giáo viên chủ nhiệm trường giáo dưỡng như sau:

- Hằng tuần (trừ trường hợp đột xuất), Giáo viên chủ nhiệm phải ghi nhận xét tình hình, cập nhật thông tin về kết quả lao động, học tập của tổ, đội và cá nhân học sinh thuộc tổ, đội do mình phụ trách và báo cáo chỉ huy Đội.

Đối với trường hợp xảy ra vụ việc vượt quá thẩm quyền giải quyết của chỉ huy Đội thì chỉ huy Đội có trách nhiệm báo cáo Hiệu trưởng.

- Hằng tháng, quý, 06 tháng, 01 năm, Giáo viên chủ nhiệm phải viết báo cáo kết quả công tác quản lý, giáo dục học sinh gửi chỉ huy Đội. Chỉ huy Đội có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo Hiệu trưởng.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

12,106 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào