Giáo dục về phòng chống bạo lực gia đình có chú trọng đến việc thay đổi hành vi của người bạo lực gia đình hay không?

Giáo dục về phòng chống bạo lực gia đình có chú trọng đến việc thay đổi hành vi của người bạo lực gia đình hay không? Nội dung giáo dục về phòng chống bạo lực gia đình cho người có hành vi bạo lực gia đình là những nội dung nào?

Giáo dục về phòng chống bạo lực gia đình có chú trọng đến việc thay đổi hành vi của người bạo lực gia đình hay không?

Căn cứ Điều 13 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 quy định như sau:

Mục đích, yêu cầu trong thông tin, truyền thông, giáo dục
1. Thông tin, truyền thông, giáo dục về phòng, chống bạo lực gia đình nhằm nâng cao nhận thức, định hướng hành vi ứng xử, góp phần xóa bỏ bạo lực gia đình.
2. Việc thông tin, truyền thông, giáo dục về phòng, chống bạo lực gia đình phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Thường xuyên, chính xác, rõ ràng, đơn giản, thiết thực;
b) Phù hợp với trình độ, lứa tuổi, giới tính, truyền thống, văn hóa, dân tộc, tôn giáo, địa bàn; chú trọng đến trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc, người sống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
c) Chú trọng thay đổi hành vi của người có hành vi bạo lực gia đình, người thường xuyên có hành vi cổ xúy cho bạo lực, kỳ thị, phân biệt đối xử về giới, giới tính, định kiến giới;
d) Bình đẳng giới, bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của người bị bạo lực gia đình và những người có liên quan;
đ) Bảo đảm an toàn thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình.

Theo đó, việc thông tin, truyền thông, giáo dục về phòng, chống bạo lực gia đình phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

- Thường xuyên, chính xác, rõ ràng, đơn giản, thiết thực;

- Phù hợp với trình độ, lứa tuổi, giới tính, truyền thống, văn hóa, dân tộc, tôn giáo, địa bàn; chú trọng đến trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc, người sống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;

- Chú trọng thay đổi hành vi của người có hành vi bạo lực gia đình, người thường xuyên có hành vi cổ xúy cho bạo lực, kỳ thị, phân biệt đối xử về giới, giới tính, định kiến giới;

- Bình đẳng giới, bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của người bị bạo lực gia đình và những người có liên quan;

- Bảo đảm an toàn thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình.

Như vậy, giáo dục về phòng chống bạo lực gia đình cần chú trọng thay đổi hành vi của người có hành vi bạo lực gia đình.

Giáo dục về phòng chống bạo lực gia đình có chú trọng đến việc thay đổi hành vi của người có hành vi bạo lực gia đình hay không?

Giáo dục về phòng chống bạo lực gia đình có chú trọng đến việc thay đổi hành vi của người có hành vi bạo lực gia đình hay không? (Hình từ Internet)

Nội dung giáo dục về phòng chống bạo lực gia đình cho người có hành vi bạo lực gia đình là những nội dung nào?

Căn cứ Điều 14 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 quy định thì nội dung giáo dục về phòng chống bạo lực gia đình cho người có hành vi bạo lực gia đình gồm những nội dung sau đây:

(1) Chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.

(2) Quyền con người, quyền công dân, bình đẳng giới trong gia đình.

(3) Truyền thống tốt đẹp của con người, gia đình Việt Nam; gương người tốt, việc tốt trong xây dựng gia đình hạnh phúc và phòng, chống bạo lực gia đình.

(4) Kiến thức về hôn nhân và gia đình; kỹ năng ứng xử trong gia đình; kỹ năng bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình; phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý hành vi bạo lực gia đình.

(5) Kinh nghiệm phòng, chống bạo lực gia đình trong nước và quốc tế.

(6) Nội dung khác liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình.

Giáo dục về phòng, chống bạo lực gia đình thông qua các hình thức nào?

Căn cứ Điều 15 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 quy định như sau:

Hình thức thông tin, truyền thông, giáo dục
Thông tin, truyền thông, giáo dục về phòng, chống bạo lực gia đình được thực hiện thông qua các hình thức sau đây:
1. Hội nghị, hội thảo, tập huấn, nói chuyện chuyên đề; phổ biến pháp luật trực tiếp;
2. Phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh, internet, pa-nô, áp-phích, tranh cổ động;
3. Lồng ghép trong chương trình và hoạt động tại cơ sở giáo dục;
4. Tổ chức cuộc thi, chiến dịch truyền thông;
5. Lồng ghép trong hoạt động văn học, nghệ thuật, thể thao, sinh hoạt đoàn thể, cộng đồng dân cư; mô hình phòng, chống bạo lực gia đình;
6. Hình thức khác phù hợp với quy định của pháp luật.

Như vậy, theo quy định nêu trên thì việc giáo dục về phòng, chống bạo lực gia đình được thực hiện thông qua các hình thức sau:

(1) Hội nghị, hội thảo, tập huấn, nói chuyện chuyên đề; phổ biến pháp luật trực tiếp;

(2) Phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh, internet, pa-nô, áp-phích, tranh cổ động;

(3) Lồng ghép trong chương trình và hoạt động tại cơ sở giáo dục;

(4) Tổ chức cuộc thi, chiến dịch truyền thông;

(5) Lồng ghép trong hoạt động văn học, nghệ thuật, thể thao, sinh hoạt đoàn thể, cộng đồng dân cư; mô hình phòng, chống bạo lực gia đình;

(6) Hình thức khác phù hợp với quy định của pháp luật.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

465 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào