Giao dịch chứng khoán lô chẵn là gì? Nhà đầu tư có được phép nhập lệnh LO đối với giao dịch chứng khoán lô chẵn?

Tôi có thắc mắc: Giao dịch chứng khoán lô chẵn là gì? Theo quy định hiện nay thì nhà đầu tư có được phép nhập lệnh LO đối với giao dịch chứng khoán lô chẵn hay không? - câu hỏi của anh T.T (Vũng Tàu)

Giao dịch chứng khoán lô chẵn là gì?

Giao dịch chứng khoán lô chẵn được giải thích tại khoản 18 Điều 3 Quy chế Niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết do Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 17/QĐ-HĐTV năm 2022 quy định như sau:

18. Giao dịch chứng khoán lô chẵn (sau đây viết tắt là giao dịch lô chẵn): là giao dịch với khối lượng của lệnh là bội số của khối lượng chứng khoán tối thiểu (hay “đơn vị giao dịch”) nhưng không vượt quá khối lượng tối đa được quy định đối với một lệnh lô chẵn.

Như vậy, giao dịch chứng khoán lô chẵn là giao dịch với khối lượng của lệnh là bội số của khối lượng chứng khoán tối thiểu (hay “đơn vị giao dịch”) nhưng không vượt quá khối lượng tối đa được quy định đối với một lệnh lô chẵn.

Nhà đầu tư có được phép nhập lệnh LO đối với giao dịch chứng khoán lô chẵn hay không?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 33 Quy chế Niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết do Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 17/QĐ-HĐTV năm 2022 (được sửa đổi bởi khoản 1, khoản 2 Điều 1 Quyết định 30/QĐ-HĐTV năm 2022) quy định như sau:

Giao dịch lô lẻ
1. Giao dịch lô lẻ được thực hiện theo phương thức khớp lệnh và phương thức thỏa thuận trên hệ thống giao dịch.
2. Nhà đầu tư chỉ được phép nhập lệnh LO đối với giao dịch lô lẻ
3. Đơn vị giao dịch lô lẻ là 01 cổ phiếu hoặc chứng chỉ quỹ hoặc chứng quyền có bảo đảm.
4. Giá giao dịch:
a) Giá của lệnh giao dịch lô lẻ phải tuân thủ theo các quy định về giá giao dịch tương tự giao dịch lô chẵn.
b) Các lệnh giao dịch lô lẻ không được sử dụng để xác định giá tham chiếu, giá tính chỉ số.
5. Giao dịch lô lẻ của cổ phiếu, chứng chỉ quỹ và chứng quyền có bảo đảm mới niêm yết hoặc giao dịch trở lại sau khi bị tạm ngừng, đình chỉ giao dịch từ 25 ngày giao dịch liên tiếp trở lên không được nhập vào hệ thống giao dịch cho đến khi có giá đóng cửa được xác lập.
6. SGDCK có trách nhiệm tổ chức giao dịch lô lẻ theo các phương thức quy định tại khoản 2 Điều 13 Quy chế này.

Như vậy, theo quy định nêu trên thì nhà đầu tư chỉ được phép nhập lệnh LO đối với giao dịch chứng khoán lô lẻ và phải tuân thủ quy định về sửa, hủy lệnh LO tương tự đối với giao dịch chứng khoán lô chẵn.

giao dịch chứng khoán lô chẵn

Giao dịch chứng khoán lô chẵn là gì? Nhà đầu tư có được phép nhập lệnh LO đối với giao dịch chứng khoán lô chẵn? (Hình từ Internet)

Nguyên tắc xác định giá khớp lệnh định kỳ được quy định như thế nào?

Nguyên tắc xác định giá khớp lệnh định kỳ được quy định tại khoản 2 Điều 21 Quy chế Niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết do Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 17/QĐ-HĐTV năm 2022 quy định như sau:

Nguyên tắc khớp lệnh và xác định giá khớp lệnh
1. Hệ thống giao dịch thực hiện so khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán theo nguyên tắc thứ tự ưu tiên về giá và thời gian, cụ thể như sau:
a) Ưu tiên về giá:
- Lệnh mua có mức giá cao hơn được ưu tiên thực hiện trước.
- Lệnh bán có mức giá thấp hơn được ưu tiên thực hiện trước.
b) Ưu tiên về thời gian: Trường hợp các lệnh mua hoặc lệnh bán có cùng mức giá thì lệnh nhập vào hệ thống giao dịch trước sẽ được ưu tiên thực hiện trước.
2. Nguyên tắc xác định giá khớp lệnh định kỳ:
a) Là mức giá thực hiện mà tại đó khối lượng giao dịch đạt lớn nhất và tất cả các lệnh mua có mức giá cao hơn, lệnh bán có mức giá thấp hơn giá được chọn phải được thực hiện hết.
b) Trường hợp có nhiều mức giá thỏa mãn điểm a khoản này, mức giá được lựa chọn thực hiện là mức giá tại đó các lệnh của một bên phải được thực hiện hết, các lệnh của bên đối ứng phải được thực hiện hết hoặc một phần.
c) Trường hợp có nhiều mức giá thỏa mãn điểm b khoản này, mức giá được chọn là mức giá trùng hoặc gần với mức giá thực hiện gần nhất theo phương thức khớp lệnh.
d) Trường hợp không có mức giá nào thỏa mãn điểm b khoản này, mức giá được chọn là mức giá thỏa mãn điểm a khoản này và trùng hoặc gần với giá thực hiện gần nhất theo phương thức khớp lệnh.
3. Nguyên tắc xác định giá khớp lệnh liên tục: Giá thực hiện là giá của lệnh đối ứng đang chờ trên sổ lệnh.

Như vậy, nguyên tắc xác định giá khớp lệnh định kỳ được quy định như sau:

- Là mức giá thực hiện mà tại đó khối lượng giao dịch đạt lớn nhất và tất cả các lệnh mua có mức giá cao hơn, lệnh bán có mức giá thấp hơn giá được chọn phải được thực hiện hết.

- Trường hợp có nhiều mức giá thỏa mãn điểm a khoản này, mức giá được lựa chọn thực hiện là mức giá tại đó các lệnh của một bên phải được thực hiện hết, các lệnh của bên đối ứng phải được thực hiện hết hoặc một phần.

- Trường hợp có nhiều mức giá thỏa mãn điểm b khoản này, mức giá được chọn là mức giá trùng hoặc gần với mức giá thực hiện gần nhất theo phương thức khớp lệnh.

- Trường hợp không có mức giá nào thỏa mãn điểm b khoản này, mức giá được chọn là mức giá thỏa mãn điểm a khoản này và trùng hoặc gần với giá thực hiện gần nhất theo phương thức khớp lệnh.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

3,583 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào