Giảng viên tham gia đào tạo bồi dưỡng cán bộ kiểm toán nhà nước bao gồm những ai? Có quyền hạn và trách nhiệm gì?
Giảng viên tham gia đào tạo bồi dưỡng cán bộ kiểm toán nhà nước bao gồm những ai?
Theo khoản 1 Điều 26 Quy chế đào tạo, bồi dưỡng của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1616/QĐ-KTNN năm 2016 như sau:
Giảng viên
1. Giảng viên đào tạo, bồi dưỡng, bao gồm:
a) Giảng viên cơ hữu của Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán.
b) Giảng viên thỉnh giảng gồm: Giảng viên của các cơ sở đào tạo khác, cán bộ, công chức, viên chức, chuyên gia trong nước và nước ngoài đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định thực hiện nhiệm vụ giảng dạy theo yêu cầu, thỏa thuận với Kiểm toán nhà nước hoặc Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán.
c) Giảng viên kiêm chức: Cán bộ, công chức, viên chức của các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước có đủ tiêu chuẩn và được mời tham gia giảng dạy cho các lớp đào tạo, bồi dưỡng của Kiểm toán nhà nước.
...
Theo đó, giảng viên tham gia đào tạo bồi dưỡng cán bộ kiểm toán nhà nước bao gồm:
- Giảng viên cơ hữu của Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán.
- Giảng viên thỉnh giảng gồm: Giảng viên của các cơ sở đào tạo khác, cán bộ, công chức, viên chức, chuyên gia trong nước và nước ngoài đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định thực hiện nhiệm vụ giảng dạy theo yêu cầu, thỏa thuận với Kiểm toán nhà nước hoặc Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán.
- Giảng viên kiêm chức: Cán bộ, công chức, viên chức của các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước có đủ tiêu chuẩn và được mời tham gia giảng dạy cho các lớp đào tạo, bồi dưỡng của Kiểm toán nhà nước.
Đào tạo bồi dưỡng cán bộ kiểm toán nhà nước (Hình từ Internet)
Trong công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ kiểm toán nhà nước, giảng viên có những trách nhiệm gì?
Theo khoản 2 Điều 27 Quy chế đào tạo, bồi dưỡng của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1616/QĐ-KTNN năm 2016 như sau:
Tiêu chuẩn, trách nhiệm và chế độ làm việc của giảng viên
...
2. Giảng viên có trách nhiệm tham gia giảng dạy các lớp đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với lĩnh vực, công việc chuyên môn đảm nhiệm và tham gia xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu, giáo trình đào tạo, bồi dưỡng khi được Kiểm toán nhà nước giao hoặc đề nghị.
...
Theo đó, giảng viên đào tạo bồi dưỡng cán bộ kiểm toán nhà nước có trách nhiệm tham gia giảng dạy các lớp đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với lĩnh vực, công việc chuyên môn đảm nhiệm và tham gia xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu, giáo trình đào tạo, bồi dưỡng khi được Kiểm toán nhà nước giao hoặc đề nghị.
Giảng viên tham gia đào tạo bồi dưỡng cán bộ kiểm toán nhà nước cóp những quyền hạn nào?
Theo Điều 28 Quy chế đào tạo, bồi dưỡng của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1616/QĐ-KTNN năm 2016 như sau:
Quyền của giảng viên
1. Được cơ sở đào tạo, bồi dưỡng mời tham gia giảng dạy sắp xếp, bố trí, tạo điều kiện về phương tiện và trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy; được đơn vị trực tiếp quản lý tạo điều kiện về thời gian và các điều kiện khác để tham gia xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu, giáo trình, giảng dạy tại Kiểm toán nhà nước.
2. Được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng phương pháp sư phạm bảo đảm đáp ứng yêu cầu công tác giảng dạy; được tham gia các hội thảo, tọa đàm khoa học thuộc lĩnh vực giảng dạy do Kiểm toán nhà nước và các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước tổ chức; được tham gia sinh hoạt chuyên môn, nghiệp vụ, được tạo điều kiện nghiên cứu khoa học tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học của Kiểm toán nhà nước.
3. Được hưởng thù lao giảng dạy, thù lao xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu, giáo trình đào tạo, bồi dưỡng và các chế độ, quyền lợi khác theo quy định của Nhà nước và Kiểm toán nhà nước.
4. Khối lượng công việc và hiệu quả giảng dạy cũng như kết quả tham gia xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu, giáo trình của giảng viên là một trong những căn cứ để đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, xét thi đua, khen thưởng hàng năm, quy hoạch và bổ nhiệm đối với cán bộ, công chức, viên chức.
5. Được áp dụng xét phong tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”, xét bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư theo các quy định của Nhà nước như đối với giảng viên đại học.
6. Giảng viên cơ hữu của Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của Nhà nước như đối với giảng viên các trường đại học.
Theo đó, giảng viên tham gia đào tạo bồi dưỡng cán bộ kiểm toán nhà nước cóp những quyền hạn như sau:
- Được cơ sở đào tạo, bồi dưỡng mời tham gia giảng dạy sắp xếp, bố trí, tạo điều kiện về phương tiện và trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy; được đơn vị trực tiếp quản lý tạo điều kiện về thời gian và các điều kiện khác để tham gia xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu, giáo trình, giảng dạy tại Kiểm toán nhà nước.
- Được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng phương pháp sư phạm bảo đảm đáp ứng yêu cầu công tác giảng dạy; được tham gia các hội thảo, tọa đàm khoa học thuộc lĩnh vực giảng dạy do Kiểm toán nhà nước và các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước tổ chức; được tham gia sinh hoạt chuyên môn, nghiệp vụ, được tạo điều kiện nghiên cứu khoa học tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học của Kiểm toán nhà nước.
- Được hưởng thù lao giảng dạy, thù lao xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu, giáo trình đào tạo, bồi dưỡng và các chế độ, quyền lợi khác theo quy định của Nhà nước và Kiểm toán nhà nước.
- Khối lượng công việc và hiệu quả giảng dạy cũng như kết quả tham gia xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu, giáo trình của giảng viên là một trong những căn cứ để đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, xét thi đua, khen thưởng hàng năm, quy hoạch và bổ nhiệm đối với cán bộ, công chức, viên chức.
- Được áp dụng xét phong tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”, xét bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư theo các quy định của Nhà nước như đối với giảng viên đại học.
- Giảng viên cơ hữu của Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của Nhà nước như đối với giảng viên các trường đại học.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.