Giảng viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết và Giảng viên giáo dục nghề nghiệp thực hành phải đáp ứng các tiêu chuẩn gì về trình độ đào tạo bồi dưỡng?

Cho chị hỏi hiện nay Giảng viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết và Giảng viên giáo dục nghề nghiệp thực hành có các nhiệm vụ gì? Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo bồi dưỡng, năng lực chuyên môn nghiệp vụ phải đáp ứng thế nào? Chị Cẩm Lê (Hải Dương) đặt câu hỏi.

Nhiệm vụ của Giảng viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết và Giảng viên giáo dục nghề nghiệp thực hành là gì?

Giảng viên giáo dục nghề nghiệp

Giảng viên giáo dục nghề nghiệp (Hình từ Internet)

Về các nhiệm vụ của Giảng viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết và Giảng viên giáo dục nghề nghiệp thực hành, căn cứ theo khoản 1 Điều 5, khoản 1 Điều 6 Thông tư 03/2018/TT-BLĐTBXH thì có thể thấy rằng đều có nhiệm vụ chung giống nhau và các nhiệm vụ của cả hai quy định sau đây:

- Giảng dạy lý thuyết hoặc vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành từ trình độ sơ cấp đến trình độ cao đẳng;

- Giáo dục phẩm chất đạo đức nghề nghiệp và tác phong công nghiệp cho người học thông qua quá trình giảng dạy;

- Đánh giá kết quả học tập, kết quả thi tốt nghiệp của người học;

- Hoàn thiện các biểu mẫu, sổ sách quản lý lớp học được bố trí, phân công giảng dạy theo quy định;

- Hướng dẫn người học làm chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp (nếu có); hướng dẫn thực tập, thực tập kết hợp với lao động sản xuất; luyện thi cho người học tham gia kỳ thi tay nghề các cấp;

- Học tập, bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao; thực tập tại doanh nghiệp hoặc cơ quan chuyên môn; dự giờ, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy;

- Bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên theo yêu cầu phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của bộ môn, khoa, cơ sở giáo dục nghề nghiệp;

- Chủ trì hoặc tham gia biên soạn hoặc thẩm định các chương trình, giáo trình, sách tham khảo phục vụ giảng dạy;

- Chủ trì hoặc tham gia thiết kế, cải tiến, chế tạo phương tiện dạy học, trang thiết bị dạy học, xây dựng và quản lý phòng học chuyên môn;

- Chủ trì tổ chức các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ trong bộ môn, khoa, cơ sở giáo dục nghề nghiệp;

- Chủ trì đề tài nghiên cứu khoa học, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ hay sáng kiến cải tiến kỹ thuật ở cấp cơ sở hoặc ngành; tổ chức hoạt động tư vấn khoa học, công nghệ, chuyển giao công nghệ; viết các báo cáo khoa học, trao đổi kinh nghiệm về giáo dục nghề nghiệp trong và ngoài nước;

- Tham gia công tác quản lý, công tác Đảng, đoàn thể và các công tác xã hội khác.

Như vậy thì có 12 nhiệm vụ mà Giảng viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết và Giảng viên giáo dục nghề nghiệp thực hành cần phải tuân thủ thực theo đúng quy định pháp luật.

Giảng viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết và Giảng viên giáo dục nghề nghiệp thực hành phải đáp ứng các tiêu chuẩn gì về trình độ đào tạo bồi dưỡng?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 03/2018/TT-BLĐTBXH, tiêu chuẩn về trình độ đào tạo bồi dưỡng của Giảng viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết như sau:

- Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc đại học sư phạm trở lên chuyên ngành phù hợp với ngành, nghề giảng dạy;

- Đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ nghiệp vụ sư phạm quy định tại khoản 1 Điều 35 Thông tư 08/2017/TT-BLĐTBXH;

- Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 (A2) theo quy định tại Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT hoặc tương đương trở lên;

- Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư 03/2014/TT-BTTTT hoặc tương đương trở lên;

- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết (hạng III).

* Về tiêu chuẩn về trình độ đào tạo bồi dưỡng của Giảng viên giáo dục nghề nghiệp thực hành được quy định theo khoản 2 Điều 6 Thông tư 03/2018/TT-BLĐTBXH như sau:

- Có bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề chuyên ngành phù hợp với ngành, nghề giảng dạy hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề phù hợp để dạy thực hành trình độ cao đẳng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 32 Thông tư 08/2017/TT-BLĐTBXH;

- Đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ nghiệp vụ sư phạm quy định tại khoản 1 Điều 35 Thông tư 08/2017/TT-BLĐTBXH;

- Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 (A2) theo quy định tại Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT hoặc tương đương trở lên;

- Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư 03/2014/TT-BTTTT hoặc tương đương trở lên;

- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên giáo dục nghề nghiệp thực hành (hạng III).

Theo đó, về tiêu chuẩn trình độ đào tạo bồi dưỡng đối với Giảng viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết thì cần đáp ứng các tiêu chuẩn theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 03/2018/TT-BLĐTBXH. Còn đối với Giảng viên giáo dục nghề nghiệp thực hành đáp ứng theo các tiêu chuẩn tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 03/2018/TT-BLĐTBXH

Các tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ của Giảng viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết và Giảng viên giáo dục nghề nghiệp thực hành phải đáp ứng như thế nào?

Theo khoản 3 Điều 5 và khoản 3 Điều 6 Thông tư 03/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

* Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ của Giảng viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết

- Nắm vững kiến thức của ngành, nghề được phân công giảng dạy; có kiến thức về ngành, nghề liên quan; có hiểu biết về thực tiễn sản xuất, dịch vụ của ngành, nghề;

- Nắm vững mục tiêu đào tạo, nội dung chương trình đào tạo của ngành, nghề được phân công giảng dạy; kế hoạch đào tạo của cơ sở giáo dục nghề nghiệp;

- Biết tổ chức đào tạo ngành, nghề được phân công giảng dạy. Nắm vững kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động của ngành, nghề;

- Sử dụng có hiệu quả và an toàn các phương tiện dạy học, trang thiết bị dạy học. Biết ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả giảng dạy, chất lượng đào tạo. Biết chế tạo, cải tiến phương tiện dạy học, trang thiết bị dạy học;

- Có hiểu biết cơ bản về phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và công nghệ; có khả năng tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật hoặc sáng kiến, cải tiến kỹ thuật vào giảng dạy.

* Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ của Giảng viên giáo dục nghề nghiệp thực hành

- Nắm vững kiến thức của ngành, nghề được phân công giảng dạy; có kiến thức về ngành, nghề liên quan; có hiểu biết về thực tiễn sản xuất, dịch vụ của ngành, nghề;

- Nắm vững mục tiêu đào tạo, nội dung chương trình đào tạo của ngành, nghề được phân công giảng dạy; kế hoạch đào tạo của cơ sở giáo dục nghề nghiệp;

- Biết tổ chức đào tạo ngành, nghề được phân công giảng dạy. Nắm vững kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động của ngành, nghề;

- Sử dụng có hiệu quả và an toàn các phương tiện dạy học, trang thiết bị dạy học. Biết ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả giảng dạy, chất lượng đào tạo. Biết chế tạo, cải tiến phương tiện dạy học, trang thiết bị dạy học;

- Thực hiện thành thạo các kỹ năng của ngành, nghề được phân công giảng dạy; biết tổ chức lao động sản xuất, dịch vụ ngành, nghề được phân công giảng dạy.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

3,078 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào