Giảng viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết phải có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm trở lên đúng không?
Giảng viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết phải có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm trở lên đúng không?
Theo khoản 2 Điều 7 Thông tư 07/2023/TT-BLĐTBXH (Có hiệu lực từ 15/10/2023) quy định về tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của giảng viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết như sau:
Giảng viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết - Mã số: V.09.02.03
...
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng cử nhân hoặc văn bằng trình độ tương đương trở lên, phù hợp với ngành, nghề giảng dạy;
b) Có văn bằng, chứng chỉ đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ nghiệp vụ sư phạm theo quy định chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp.
...
Theo quy định trên, giảng viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết phải có bằng cử nhân hoặc văn bằng trình độ tương đương trở lên, phù hợp với ngành, nghề giảng dạy.
Trước đây, vấn đề này được tư vấn như sau:
Theo điểm a khoản 2 Điều 5 Thông tư 03/2018/TT-BLĐTBXH quy định tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng đối với giảng viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết có nhiệm vụ sau đây:
Giảng viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết (hạng III)
...
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc đại học sư phạm trở lên chuyên ngành phù hợp với ngành, nghề giảng dạy;
...
Theo quy định thì giảng viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết phải có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm trở lên hoặc có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành phù hợp với ngành, nghề giảng dạy.
Giảng viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết phải đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ nghiệp vụ sư phạm thế nào?
Theo điểm b khoản 2 Điều 5 Thông tư 03/2018/TT-BLĐTBXH quy định tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng đối với giảng viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết có nhiệm vụ sau đây:
Giảng viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết (hạng III)
...
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
...
b) Đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ nghiệp vụ sư phạm quy định tại khoản 1 Điều 35 Thông tư số 08/2017/TT-BLĐTBXH;
c) Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 (A2) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT hoặc tương đương trở lên;
d) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT hoặc tương đương trở lên;
đ) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết (hạng III).
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Nắm vững kiến thức của ngành, nghề được phân công giảng dạy; có kiến thức về ngành, nghề liên quan; có hiểu biết về thực tiễn sản xuất, dịch vụ của ngành, nghề;
b) Nắm vững mục tiêu đào tạo, nội dung chương trình đào tạo của ngành, nghề được phân công giảng dạy; kế hoạch đào tạo của cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
c) Biết tổ chức đào tạo ngành, nghề được phân công giảng dạy. Nắm vững kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động của ngành, nghề;
d) Sử dụng có hiệu quả và an toàn các phương tiện dạy học, trang thiết bị dạy học. Biết ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả giảng dạy, chất lượng đào tạo. Biết chế tạo, cải tiến phương tiện dạy học, trang thiết bị dạy học;
đ) Có hiểu biết cơ bản về phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và công nghệ; có khả năng tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật hoặc sáng kiến, cải tiến kỹ thuật vào giảng dạy.
Dẫn chiếu theo khoản 1 Điều 35 Thông tư 08/2017/TT-BLĐTBXH quy định Tiêu chuẩn 1 về Trình độ nghiệp vụ sư phạm và thời gian tham gia giảng dạy như sau:
Tiêu chuẩn 1 về Trình độ nghiệp vụ sư phạm và thời gian tham gia giảng dạy
1. Có chứng chỉ sư phạm dạy nghề dạy trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề hoặc chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên đại học, cao đẳng hoặc bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành sư phạm hoặc chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ cao đẳng hoặc tương đương.
2. Có thời gian tham gia giảng dạy ít nhất 12 tháng.
Theo đó, giảng viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết phải đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ nghiệp vụ sư phạm như sau:
- Có chứng chỉ sư phạm dạy nghề dạy trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề hoặc chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên đại học, cao đẳng hoặc bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành sư phạm hoặc chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ cao đẳng hoặc tương đương.
- Có thời gian tham gia giảng dạy ít nhất 12 tháng.
Giảng viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết phải có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm trở lên đúng không? (Hình từ Internet)
Giảng viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết thực hiện nhiệm vụ gì?
Theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 03/2018/TT-BLĐTBXH quy định giảng viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết có nhiệm vụ sau đây:
- Giảng dạy lý thuyết trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp; giảng dạy trình độ sơ cấp;
- Giáo dục phẩm chất đạo đức nghề nghiệp và tác phong công nghiệp cho người học thông qua quá trình giảng dạy;
- Đánh giá kết quả học tập, kết quả thi tốt nghiệp của người học;
- Hoàn thiện các biểu mẫu, sổ sách quản lý lớp học được bố trí, phân công giảng dạy theo quy định;
- Hướng dẫn người học làm chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp (nếu có); luyện thi cho người học tham gia kỳ thi tay nghề các cấp;
- Biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy; góp ý kiến xây dựng chương trình, nội dung mô-đun, môn học được phân công giảng dạy;
- Tham gia thiết kế, xây dựng phòng học chuyên môn; thiết kế, cải tiến, tự làm đồ dùng, trang thiết bị giáo dục nghề nghiệp;
- Học tập, bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao; thực tập tại doanh nghiệp hoặc cơ quan chuyên môn; dự giờ, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy;
- Tham gia bồi dưỡng cho giáo viên, giảng viên theo yêu cầu phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của bộ môn, khoa, cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
- Nghiên cứu khoa học; hướng dẫn người học tham gia nghiên cứu khoa học;
- Tham gia sinh hoạt chuyên môn, nghiệp vụ;
- Tham gia công tác quản lý, công tác Đảng, đoàn thể và các công tác xã hội khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.