Giám đốc thẩm có phải chỉ xem xét những nội dung bị kháng nghị hay không? Bị hại có được tham gia phiên tòa giám đốc thẩm vụ án hình sự?
Phiên tòa giám đốc thẩm được tiến hành theo thủ tục như thế nào?
Theo Điều 386 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, quy định về thủ tục phiên tòa giám đốc thẩm cụ thể như sau:
“Điều 386. Thủ tục phiên tòa giám đốc thẩm
1. Sau khi chủ tọa phiên tòa khai mạc phiên tòa, một thành viên Hội đồng giám đốc thẩm trình bày bản thuyết trình về vụ án. Các thành viên khác của Hội đồng giám đốc thẩm hỏi thêm Thẩm phán thuyết trình về những điểm chưa rõ trước khi thảo luận và phát biểu ý kiến của mình về việc giải quyết vụ án. Trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị thì Kiểm sát viên trình bày nội dung kháng nghị.
2. Trường hợp người bị kết án, người bào chữa, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng nghị có mặt tại phiên tòa thì những người này được trình bày ý kiến về những vấn đề mà Hội đồng giám đốc thẩm yêu cầu.
Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về quyết định kháng nghị và việc giải quyết vụ án.
Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng tại phiên tòa giám đốc thẩm tranh tụng về những vấn đề liên quan đến việc giải quyết vụ án. Chủ tọa phiên tòa phải tạo điều kiện cho Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng trình bày hết ý kiến, tranh luận dân chủ, bình đẳng trước Tòa án.
3. Các thành viên Hội đồng giám đốc thẩm phát biểu ý kiến của mình và thảo luận. Hội đồng giám đốc thẩm biểu quyết về việc giải quyết vụ án và công bố quyết định về việc giải quyết vụ án.”
Như vậy, phiên tòa giám đốc thẩm vụ án hình sự được tiến hành theo thủ tục như sau:
(1) Sau khi chủ tọa phiên tòa khai mạc phiên tòa, một thành viên Hội đồng giám đốc thẩm trình bày bản thuyết trình về vụ án.
- Các thành viên khác của Hội đồng giám đốc thẩm hỏi thêm Thẩm phán thuyết trình về những điểm chưa rõ trước khi thảo luận và phát biểu ý kiến của mình về việc giải quyết vụ án.
- Trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị thì Kiểm sát viên trình bày nội dung kháng nghị.
(2) Trường hợp người bị kết án, người bào chữa, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng nghị có mặt tại phiên tòa thì những người này được trình bày ý kiến về những vấn đề mà Hội đồng giám đốc thẩm yêu cầu.
- Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về quyết định kháng nghị và việc giải quyết vụ án.
- Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng tại phiên tòa giám đốc thẩm tranh tụng về những vấn đề liên quan đến việc giải quyết vụ án. Chủ tọa phiên tòa phải tạo điều kiện cho Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng trình bày hết ý kiến, tranh luận dân chủ, bình đẳng trước Tòa án.
(3) Các thành viên Hội đồng giám đốc thẩm phát biểu ý kiến của mình và thảo luận. Hội đồng giám đốc thẩm biểu quyết về việc giải quyết vụ án và công bố quyết định về việc giải quyết vụ án.
Bị hại có được tham gia vào phiên tòa giám đốc thẩm hay không?
Giám đốc thẩm có phải chỉ xem xét những nội dung bị kháng nghị hay không?
Căn cứ theo Điều 387 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, quy định về phạm vi giám đốc thẩm như sau:
“Điều 387. Phạm vi giám đốc thẩm
Hội đồng giám đốc thẩm phải xem xét toàn bộ vụ án mà không chỉ hạn chế trong nội dung của kháng nghị.”
Như vậy, giám đốc thẩm không chỉ xem xét những nội dung bị kháng nghị mà còn xem xét toàn bộ vụ án.
Bị hại có được tham gia phiên tòa giám đốc thẩm vụ án hình sự không?
Tại Điều 383 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, quy định về những người tham gia phiên tòa giám đốc thẩm cụ thể như sau:
“Điều 383. Những người tham gia phiên tòa giám đốc thẩm
1. Phiên tòa giám đốc thẩm phải có sự tham gia của Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp.
2. Trường hợp xét thấy cần thiết hoặc có căn cứ sửa một phần bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, Tòa án phải triệu tập người bị kết án, người bào chữa và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng nghị tham gia phiên tòa giám đốc thẩm; nếu họ vắng mặt thì phiên tòa giám đốc thẩm vẫn được tiến hành.”
Như vậy, theo quy định nêu trên bạn vẫn có thể tham gia phiên tòa giám đốc thẩm nếu Tòa án xét thấy cần thiết hoặc có căn cứ sửa một phần bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và việc kháng nghị giám đốc thẩm có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của bạn. Trường hợp bạn được triệu tập tham gia phiên tòa giám đốc thẩm nhưng vắng mặt thì phiên tòa giám đốc thẩm vẫn được tiến hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.