Giám định viên tư pháp được hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm như thế nào? Mức phụ cấp là bao nhiêu?

Cho tôi hỏi hiện nay giám định viên tư pháp được hưởng các chế độ phụ cấp gì? Trong đó về phụ cấp trách nhiệm được hưởng như thế nào? Mức phụ cấp là bao nhiêu? Giám định viên tư pháp cần phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ gì? Câu hỏi của chị Lan (Tp.HCM).

Giám định viên tư pháp được hưởng các chế độ phụ cấp gì?

Về chế độ phụ cấp đối với giám định viên tư pháp được quy định tại Điều 26 Nghị định 85/2013/NĐ-CP (Được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 157/2020/NĐ-CP) cụ thể như sau:

(1) Giám định viên tư pháp hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự được hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm công việc giám định tư pháp.

(2) Giám định viên tư pháp thuộc tổ chức giám định tư pháp công lập trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần thuộc ngành y tế được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi nghề.

(3) Giám định viên tư pháp và người tham gia giám định tư pháp thuộc tổ chức giám định tư pháp công lập về pháp y thuộc ngành y tế được hưởng chế độ phụ cấp thường trực.

Tải về mẫu thẻ giám định viên tư pháp mới nhất 2023: Tại Đây

Giám định viên tư pháp được hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm như thế nào?

Giám định viên tư pháp được hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm như thế nào? (Hình từ Internet)

Giám định viên tư pháp được hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm như thế nào? Mức phụ cấp là bao nhiêu?

(1) Căn cứ theo Điều 1 Thông tư 02/2009/TT-BTP quy định về chế độ phụ cấp trách nhiệm được áp dụng cho các giám định viên tư pháp sau là người đang hưởng lương từ ngân sách nhà nước:

- Giám định viên pháp y

- Giám định viên pháp y tâm thần

- Giám định viên kỹ thuật hình sự

(2) Theo quy định tại Điều 2 Thông tư 02/2009/TT-BTP thì mức phụ cấp trách nhiệm công việc giám định tư pháp đối với các đối tượng nêu trên là 0,3 so với mức lương tối thiểu chung.

(3) Về cách chi trả phụ cấp theo Điều 5 Thông tư 02/2009/TT-BTP quy định cách chi trả chế độ phụ cấp trách nhiệm công việc giám định tư pháp được thực hiện theo quy định của Thông tư 05/2005/TT-BNV ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp trách nhiệm công việc đối với cán bộ, công chức, viên chức.

(4) Theo Điều 4 Thông tư 02/2009/TT-BTP có nêu về nguồn kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp trách nhiệm công việc giám định tư pháp như sau:

- Giám định viên pháp y, giám định viên pháp y tâm thần, giám định viên kỹ thuật hình sự thuộc cơ quan, đơn vị được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ thì phụ cấp trách nhiệm công việc giám định tư pháp do ngân sách nhà nước chi trả theo phân cấp ngân sách hiện hành trong dự toán ngân sách được giao hàng năm cho cơ quan, đơn vị.

- Giám định viên pháp y, giám định viên pháp y tâm thần, giám định viên kỹ thuật hình sự thuộc cơ quan thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính, đơn vị sự nghiệp thực hiện tự chủ tài chính thì phụ cấp trách nhiệm công việc giám định tư pháp do cơ quan, đơn vị chi trả từ nguồn kinh phí khoán và nguồn tài chính được giao tự chủ.

Giám định viên tư pháp có các quyền và nghĩa vụ gì?

Căn cứ theo Điều 11 Luật Giám định tư pháp 2012 (Được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020) quy định về quyền và nghĩa vụ của giám định viên tư pháp như sau:

Quyền và nghĩa vụ của giám định viên tư pháp
1. Thực hiện giám định theo trưng cầu, yêu cầu của người trưng cầu, người yêu cầu giám định hoặc theo sự phân công của cơ quan, tổ chức được trưng cầu, yêu cầu.
2. Từ chối giám định trong trường hợp nội dung trưng cầu, yêu cầu giám định không phù hợp với phạm vi chuyên môn hoặc không có đủ năng lực, điều kiện cần thiết cho việc thực hiện giám định; đối tượng giám định, tài liệu liên quan được cung cấp không đầy đủ hoặc không có giá trị để kết luận giám định tư pháp sau khi đã đề nghị người trưng cầu, người yêu cầu giám định bổ sung, làm rõ nhưng không được đáp ứng; thời gian không đủ để thực hiện giám định; tính độc lập, khách quan của việc thực hiện giám định không được bảo đảm. Trường hợp từ chối giám định thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định trưng cầu hoặc yêu cầu giám định, phải thông báo cho người trưng cầu, người yêu cầu giám định bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giám định, kiến thức pháp luật.
4. Thành lập Văn phòng giám định tư pháp khi có đủ điều kiện quy định tại Điều 15 của Luật này.
5. Thành lập, tham gia hội giám định viên tư pháp theo quy định của pháp luật về hội.
6. Hưởng chế độ, chính sách theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
7. Các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 23 và khoản 1 Điều 34 của Luật này.
MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

3,789 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào