Giám định pháp y tâm thần bằng hình thức giám định tại chỗ được áp dụng đối với những trường hợp nào?
- Giám định pháp y tâm thần bằng hình thức giám định tại chỗ được áp dụng đối với những trường hợp nào?
- Việc tiếp nhận hồ sơ trưng cầu hoặc yêu cầu giám định pháp y tâm thần bằng hình thức giám định tại chỗ được quy định như thế nào?
- Việc giao, nhận trực tiếp hồ sơ giám định pháp y tâm thần bằng hình thức giám định tại chỗ có cần phải lập biên bản giao nhận không?
Giám định pháp y tâm thần bằng hình thức giám định tại chỗ được áp dụng đối với những trường hợp nào?
Căn cứ theo Mục III Phần B Phụ lục 1 Quy trình giám định pháp y tâm thần ban hành kèm theo Thông tư 23/2019/TT-BYT quy định như sau:
Quy trình giám định pháp y tâm thần đối với từng hình thức giám định
...
III. Giám định tại chỗ
Áp dụng đối với những trường hợp đối tượng giám định đang bị giam giữ nếu đưa ra ngoài sẽ khó khăn và không an toàn trong công tác quản lý đối tượng giám định hoặc một số trường hợp đặc biệt không thể đưa đối tượng đến giám định tại Tổ chức pháp y tâm thần, gồm các bước như sau:
...
Theo đó, giám định pháp y tâm thần bằng hình thức giám định tại chỗ được áp dụng đối với những trường hợp đối tượng giám định đang bị giam giữ nếu đưa ra ngoài sẽ khó khăn và không an toàn trong công tác quản lý đối tượng giám định hoặc một số trường hợp đặc biệt không thể đưa đối tượng đến giám định tại Tổ chức pháp y tâm thần.
Giám định pháp y tâm thần (Hình từ Internet)
Việc tiếp nhận hồ sơ trưng cầu hoặc yêu cầu giám định pháp y tâm thần bằng hình thức giám định tại chỗ được quy định như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục III Phần B Phụ lục 1 Quy trình giám định pháp y tâm thần ban hành kèm theo Thông tư 23/2019/TT-BYT quy định như sau:
Quy trình giám định pháp y tâm thần đối với từng hình thức giám định
...
III. Giám định tại chỗ
...
1. Tiếp nhận hồ sơ trưng cầu hoặc yêu cầu giám định:
Theo quy định tại điểm 1 khoản I phần B Quy trình này.
...
Và căn cứ theo tiểu mục 1 Mục I Phần B Phụ lục 1 Quy trình giám định pháp y tâm thần ban hành kèm theo Thông tư 23/2019/TT-BYT quy định như sau:
Quy trình giám định pháp y tâm thần đối với từng hình thức giám định
...
I. Giám định nội trú
...
1. Tiếp nhận hồ sơ trưng cầu hoặc yêu cầu giám định:
a) Hồ sơ trưng cầu giám định quy định tại điểm 3 khoản III phần A hoặc hồ sơ yêu cầu giám định quy định tại điểm 4 khoản III phần A Quy trình này phải gửi tới Tổ chức pháp y tâm thần để nghiên cứu, xem xét trước khi quyết định việc tiếp nhận trưng cầu hoặc tiếp nhận yêu cầu giám định;
b) Việc tiếp nhận trưng cầu hoặc yêu cầu giám định và giao nhận hồ sơ trưng cầu hoặc yêu cầu giám định quy định tại các khoản 1, 2 và 3, Điều 27 Luật giám định tư pháp;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ trưng cầu hoặc yêu cầu giám định, Tổ chức pháp y tâm thần phải có văn bản trả lời người trưng cầu hoặc người yêu cầu giám định về việc tiếp nhận đối tượng giám định. Trường hợp không đồng ý tiếp nhận trưng cầu hay yêu cầu giám định thì trong văn bản phải nêu rõ lý do từ chối.
...
Có thể thấy, việc tiếp nhận hồ sơ trưng cầu hoặc yêu cầu giám định pháp y tâm thần bằng hình thức giám định tại chỗ được thực hiện như quy định trên.
Việc giao, nhận trực tiếp hồ sơ giám định pháp y tâm thần bằng hình thức giám định tại chỗ có cần phải lập biên bản giao nhận không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 27 Luật Giám định pháp y 2012 quy định như sau:
Giao nhận hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định
1. Hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định được giao, nhận trực tiếp hoặc gửi cho cá nhân, tổ chức thực hiện giám định qua đường bưu chính.
2. Việc giao, nhận trực tiếp hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định phải được lập thành biên bản. Biên bản giao, nhận phải có nội dung sau đây:
a) Thời gian, địa điểm giao, nhận hồ sơ giám định;
b) Họ, tên người đại diện của bên giao và bên nhận đối tượng giám định;
c) Quyết định trưng cầu hoặc văn bản yêu cầu giám định; đối tượng cần giám định; tài liệu, đồ vật có liên quan;
d) Cách thức bảo quản đối tượng giám định, tài liệu, đồ vật có liên quan khi giao, nhận;
đ) Tình trạng đối tượng giám định, tài liệu, đồ vật có liên quan khi giao, nhận;
e) Chữ ký của người đại diện bên giao và bên nhận đối tượng giám định.
3. Việc gửi hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định qua đường bưu chính phải được thực hiện theo hình thức gửi dịch vụ có số hiệu. Cá nhân, tổ chức nhận hồ sơ được gửi theo dịch vụ có số hiệu có trách nhiệm bảo quản, khi mở niêm phong phải lập biên bản theo quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Đối với việc giao, nhận đối tượng giám định pháp y, pháp y tâm thần là con người thì người trưng cầu, yêu cầu giám định có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cá nhân, tổ chức được trưng cầu giám định quản lý đối tượng giám định trong quá trình thực hiện giám định.
5. Khi việc thực hiện giám định hoàn thành, cá nhân, tổ chức thực hiện giám định có trách nhiệm giao lại đối tượng giám định cho người trưng cầu, yêu cầu giám định, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Người trưng cầu, yêu cầu giám định có trách nhiệm nhận lại đối tượng giám định theo quy định của pháp luật.
Việc giao, nhận lại đối tượng giám định sau khi việc giám định đã hoàn thành được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Như vậy việc giao, nhận trực tiếp hồ sơ giám định pháp y tâm thần bằng hình thức giám định tại chỗ phải được lập thành biên bản. Biên bản giao, nhận phải có nội dung sau đây:
- Thời gian, địa điểm giao, nhận hồ sơ giám định;
- Họ, tên người đại diện của bên giao và bên nhận đối tượng giám định;
- Quyết định trưng cầu hoặc văn bản yêu cầu giám định; đối tượng cần giám định; tài liệu, đồ vật có liên quan;
- Cách thức bảo quản đối tượng giám định, tài liệu, đồ vật có liên quan khi giao, nhận;
- Tình trạng đối tượng giám định, tài liệu, đồ vật có liên quan khi giao, nhận;
- Chữ ký của người đại diện bên giao và bên nhận đối tượng giám định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.