Giá trị doanh nghiệp hoạt động liên tục là gì? Việc sử dụng báo cáo tài chính trong thẩm định giá doanh nghiệp được căn cứ vào đâu?

Giá trị doanh nghiệp hoạt động liên tục là gì? Giá trị của doanh nghiệp thường là giá trị doanh nghiệp hoạt động liên tục hay giá trị doanh nghiệp hoạt động có thời hạn? Việc sử dụng báo cáo tài chính trong thẩm định giá doanh nghiệp được căn cứ vào đâu?

Giá trị doanh nghiệp hoạt động liên tục là gì?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 3 Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Thẩm định giá doanh nghiệp ban hành kèm theo Thông tư 36/2024/TT-BTC có quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
...
3. Giá trị doanh nghiệp hoạt động liên tục là giá trị doanh nghiệp đang hoạt động với giả thiết doanh nghiệp sẽ tiếp tục hoạt động sau thời điểm thẩm định giá.
4. Giá trị doanh nghiệp hoạt động có thời hạn là giá trị doanh nghiệp đang hoạt động với giả thiết tuổi đời của doanh nghiệp là hữu hạn do doanh nghiệp buộc phải chấm dứt hoạt động sau một thời điểm được xác định trong tương lai.
5. Giá trị doanh nghiệp thanh lý là giá trị doanh nghiệp với giả thiết các tài sản của doanh nghiệp sẽ được bán riêng lẻ và doanh nghiệp sẽ sớm chấm dứt hoạt động sau thời điểm thẩm định giá.

Theo đó, giá trị doanh nghiệp hoạt động liên tục được hiểu là giá trị doanh nghiệp đang hoạt động với giả thiết doanh nghiệp sẽ tiếp tục hoạt động sau thời điểm thẩm định giá.

Bên cạnh đó, giá trị doanh nghiệp đang hoạt động với giả thiết tuổi đời của doanh nghiệp là hữu hạn do doanh nghiệp buộc phải chấm dứt hoạt động sau một thời điểm được xác định trong tương lai được gọi là giá trị doanh nghiệp hoạt động có thời hạn.

Giá trị doanh nghiệp hoạt động liên tục là gì? Việc sử dụng báo cáo tài chính trong thẩm định giá doanh nghiệp được căn cứ vào đâu?

Giá trị doanh nghiệp hoạt động liên tục là gì? Việc sử dụng báo cáo tài chính trong thẩm định giá doanh nghiệp được căn cứ vào đâu? (Hình từ Internet)

Giá trị của doanh nghiệp thường là giá trị doanh nghiệp hoạt động liên tục hay giá trị doanh nghiệp hoạt động có thời hạn?

Theo Điều 5 Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Thẩm định giá doanh nghiệp ban hành kèm theo Thông tư 36/2024/TT-BTC có quy định như sau:

Tình trạng hoạt động, tình trạng giao dịch của doanh nghiệp cần thẩm định giá sau thời điểm thẩm định giá
Tình trạng hoạt động, tình trạng giao dịch (thực tế hoặc giả thiết) của doanh nghiệp cần thẩm định giá sau thời điểm thẩm định giá được xác định trên cơ sở thông tin thu thập được về triển vọng hoạt động khả thi của doanh nghiệp, thị trường kinh doanh của doanh nghiệp, mục đích thẩm định giá và quy định của pháp luật.
Giá trị của doanh nghiệp thường là giá trị doanh nghiệp hoạt động liên tục hoặc giá trị doanh nghiệp hoạt động có thời hạn hoặc giá trị doanh nghiệp thanh lý.

Như vậy, theo quy định nêu trên thì giá trị của doanh nghiệp thường là giá trị doanh nghiệp hoạt động liên tục hoặc giá trị doanh nghiệp hoạt động có thời hạn hoặc giá trị doanh nghiệp thanh lý.

Việc sử dụng báo cáo tài chính trong thẩm định giá doanh nghiệp được căn cứ vào đâu?

Căn cứ theo Điều 6 Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Thẩm định giá doanh nghiệp ban hành kèm theo Thông tư 36/2024/TT-BTC có quy định như sau:

Sử dụng báo cáo tài chính trong thẩm định giá doanh nghiệp
1. Việc sử dụng báo cáo tài chính trong thẩm định giá doanh nghiệp căn cứ vào cách tiếp cận, phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp được lựa chọn, thời điểm thẩm định giá và đặc điểm của doanh nghiệp cần thẩm định giá, đồng thời ưu tiên sử dụng báo cáo tài chính đã được kiểm toán, soát xét bởi đơn vị kiểm toán độc lập.
2. Đối chiếu, kiểm tra tính hợp lý của báo cáo tài chính để bảo đảm độ tin cậy; trường hợp cần thiết, đề nghị doanh nghiệp được thẩm định giá điều chỉnh lại số liệu tài chính có trên báo cáo tài chính trước khi đưa số liệu tài chính này vào phân tích thông tin, áp dụng các cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá để phục vụ thẩm định giá doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp cần thẩm định giá không điều chỉnh thì xác định chênh lệch và có phân tích rõ nội dung, căn cứ điều chỉnh và ghi rõ trong báo cáo thẩm định giá.
3. Trường hợp sử dụng số liệu từ báo cáo tài chính chưa được kiểm toán, soát xét, hoặc báo cáo tài chính được kiểm toán, soát xét nhưng có ý kiến không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần thì phải nêu rõ hạn chế này trong phần hạn chế tại báo cáo thẩm định giá và chứng thư thẩm định giá hoặc thông báo kết quả thẩm định giá để tổ chức, cá nhân yêu cầu thẩm định giá và người sử dụng kết quả thẩm định giá được biết.
...

Theo đó, căn cứ vào cách tiếp cận, phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp được lựa chọn, thời điểm thẩm định giá và đặc điểm của doanh nghiệp cần thẩm định giá để sử dụng báo cáo tài chính trong thẩm định giá doanh nghiệp.

Đồng thời, ưu tiên sử dụng báo cáo tài chính đã được kiểm toán, soát xét bởi đơn vị kiểm toán độc lập.

Theo đó, trường hợp cần thiết đề nghị doanh nghiệp được thẩm định giá điều chỉnh lại số liệu tài chính có trên báo cáo tài chính trước khi đưa số liệu tài chính này vào phân tích thông tin, áp dụng các cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá để phục vụ thẩm định giá doanh nghiệp.

Nếu doanh nghiệp cần thẩm định giá không điều chỉnh thì xác định chênh lệch và có phân tích rõ nội dung, căn cứ điều chỉnh và ghi rõ trong báo cáo thẩm định giá.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phạm Thị Thục Quyên Lưu bài viết
580 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào