Giá tối đa dịch vụ hoa tiêu hàng hải đối với tàu thuyền hoạt động nội địa được tính như thế nào?

Hoa tiêu hàng hải là ai? Giá tối đa dịch vụ hoa tiêu hàng hải đối với tàu thuyền hoạt động nội địa được tính như thế nào? Quyền và nghĩa vụ của hoa tiêu hàng hải khi dẫn tàu theo quy định của Bộ luật Hàng hải Việt Nam là gì?

Giá tối đa dịch vụ hoa tiêu hàng hải đối với tàu thuyền hoạt động nội địa được tính như thế nào?

Theo Điều 3 Quyết định 814/QĐ-BGTVT năm 2024 quy định như sau:

Giá tối đa dịch vụ hoa tiêu hàng hải đối với tàu thuyền hoạt động nội địa
1. Tính theo đơn giá: Giá tối đa dịch vụ hoa tiêu hàng hải cho một lượt dẫn tàu bằng tích số của đơn giá tối đa quy định tại Mục 1, 2, 3, 4, 5, 7 khoản 1 Điều này với cự ly dẫn tàu với tổng dung tích của tàu thuyền. Riêng đối với Mục 6 khoản 1 Điều này được tính bằng tích số của đơn giá tối đa quy định tại Mục 6 khoản 1 Điều này với tổng dung tích của tàu thuyền.
2. Tính theo lượt dẫn tàu: Giá tối đa dịch vụ hoa tiêu hàng hải nội địa tính theo lượt dẫn tàu là 2.000.000 đồng/lượt.
3. Trường hợp giá tối đa dịch vụ hoa tiêu hàng hải tính theo đơn giá quy định tại khoản 1 Điều này thấp hơn giá tối đa theo lượt dẫn tàu quy định tại khoản 2 Điều này, thì giá tối đa dịch vụ hoa tiêu hàng hải tính theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Như vậy, giá tối đa dịch vụ hoa tiêu hàng hải đối với tàu thuyền hoạt động nội địa được tính theo đơn giá và lượt dẫn tàu:

- Đối với tính theo lượt dẫn tàu: Giá tối đa dịch vụ hoa tiêu hàng hải nội địa tính theo lượt dẫn tàu là 2.000.000 đồng/lượt.

- Đối với tính theo đơn giá được tính theo bảng dưới đây:

Mục

Loại dịch vụ

Đơn vị tính

Đơn giá tối đa

1

Dịch vụ hoa tiêu hàng hải tại các tuyến dẫn tàu: Thị Vải (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu); Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang); Bình Trị, Hòn Chông (tỉnh Kiên Giang).

Đồng/GT/HL

40,00

2

Dịch vụ hoa tiêu hàng hải tại các tuyến dẫn tàu: Cửa Lò, Bến Thuỷ (tỉnh Nghệ An); Nghi Sơn (tỉnh Thanh Hoá); Vũng Áng (tỉnh Hà Tĩnh); Chân Mây (tỉnh Thừa Thiên Huế); Dung Quất (tỉnh Quảng Ngãi); Vũng Rô (Phú Yên); Vân Phong, Ba Ngòi, Nha Trang (tỉnh Khánh Hoà); Cà Ná (tỉnh Ninh Thuận); Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải (Trà Vinh).

Đồng/GT/HL

60,00

3

Dịch vụ hoa tiêu hàng hải tại các tuyến dẫn tàu: Định An; qua luồng Sông Hậu

Đồng/GT/HL

30,00

4

Dịch vụ hoa tiêu hàng hải áp dụng đối với tàu thuyền vào hoặc rời, di chuyển trong khu vực cảng dầu khí ngoài khơi đối với khoảng cách dẫn tàu dưới 05 hải lý.

Đồng/GT/HL

120,00

5

Dịch vụ hoa tiêu hàng hải áp dụng đối với tàu thuyền vào hoặc rời, di chuyển trong khu vực cảng dầu khí ngoài khơi đối với khoảng cách dẫn tàu từ 05 hải lý trở lên.

Đồng/GT/HL

90,00

6

Dịch vụ hoa tiêu hàng hải áp dụng đối với tàu thuyền di chuyển trong cảng mà khoảng cách dẫn tàu dưới 05 hải lý.

Đồng/GT

60,00

7

Dịch vụ hoa tiêu hàng hải áp dụng đối với các loại tàu thuyền trên các tuyến còn lại.

Đồng/GT/HL

25,00

Lưu ý: Trường hợp giá tối đa dịch vụ hoa tiêu hàng hải tính theo đơn giá thấp hơn giá tối đa theo lượt dẫn tàu thì giá tối đa dịch vụ hoa tiêu hàng hải tính theo lượt dẫn tàu.

Giá tối đa dịch vụ hoa tiêu hàng hải đối với tàu thuyền hoạt động nội địa được tính như thế nào?

Giá tối đa dịch vụ hoa tiêu hàng hải đối với tàu thuyền hoạt động nội địa được tính như thế nào? (hình từ internet)

Hoa tiêu hàng hải là ai?

Theo khoản 1 Điều 249 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định như sau:

Địa vị pháp lý của hoa tiêu hàng hải
1. Hoa tiêu hàng hải là người cố vấn cho thuyền trưởng điều khiển tàu phù hợp với điều kiện hàng hải ở khu vực dẫn tàu của hoa tiêu hàng hải. Việc sử dụng hoa tiêu hàng hải không miễn trách nhiệm chỉ huy tàu của thuyền trưởng.
2. Trong thời gian dẫn tàu, hoa tiêu hàng hải thuộc quyền chỉ huy của thuyền trưởng tàu được dẫn.
3. Thuyền trưởng có quyền lựa chọn hoa tiêu hàng hải hoặc đình chỉ hoạt động của hoa tiêu hàng hải và yêu cầu thay thế hoa tiêu hàng hải khác.

Như vậy, hoa tiêu hàng hải là người cố vấn cho thuyền trưởng điều khiển tàu phù hợp với điều kiện hàng hải ở khu vực dẫn tàu của hoa tiêu hàng hải.

Việc sử dụng hoa tiêu hàng hải không miễn trách nhiệm chỉ huy tàu của thuyền trưởng.

Quyền và nghĩa vụ của hoa tiêu hàng hải khi dẫn tàu là gì?

Theo khoản 1 Điều 251 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định như sau:

Quyền và nghĩa vụ của hoa tiêu hàng hải khi dẫn tàu
1. Hoa tiêu hàng hải có quyền từ chối dẫn tàu, đồng thời phải thông báo ngay cho Cảng vụ hàng hải và tổ chức hoa tiêu hàng hải khi thuyền trưởng cố ý không thực hiện chỉ dẫn hoặc khuyến cáo hợp lý của mình.
2. Hoa tiêu hàng hải có nghĩa vụ thường xuyên chỉ dẫn cho thuyền trưởng biết về điều kiện hàng hải ở khu vực dẫn tàu; khuyến cáo thuyền trưởng về các hành động không phù hợp với quy định bảo đảm an toàn hàng hải và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Hoa tiêu hàng hải có nghĩa vụ thông báo cho Cảng vụ hàng hải về tình hình dẫn tàu và những thay đổi có tính chất nguy hiểm về hàng hải mà mình phát hiện được trong khi dẫn tàu.
4. Hoa tiêu hàng hải phải thực hiện mẫn cán nghĩa vụ của mình. Việc dẫn tàu của hoa tiêu hàng hải kết thúc sau khi tàu đã thả neo, cập cầu cảng, đến vị trí thỏa thuận an toàn hoặc khi có hoa tiêu hàng hải khác thay thế. Hoa tiêu hàng hải không được phép rời tàu, nếu không có sự đồng ý của thuyền trưởng.

Như vậy, quyền và nghĩa vụ của hoa tiêu hàng hải khi dẫn tàu bao gồm:

- Hoa tiêu hàng hải có quyền từ chối dẫn tàu, đồng thời phải thông báo ngay cho Cảng vụ hàng hải và tổ chức hoa tiêu hàng hải khi thuyền trưởng cố ý không thực hiện chỉ dẫn hoặc khuyến cáo hợp lý của mình.

- Hoa tiêu hàng hải có nghĩa vụ thường xuyên chỉ dẫn cho thuyền trưởng biết về điều kiện hàng hải ở khu vực dẫn tàu; khuyến cáo thuyền trưởng về các hành động không phù hợp với quy định bảo đảm an toàn hàng hải và quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Hoa tiêu hàng hải có nghĩa vụ thông báo cho Cảng vụ hàng hải về tình hình dẫn tàu và những thay đổi có tính chất nguy hiểm về hàng hải mà mình phát hiện được trong khi dẫn tàu.

- Hoa tiêu hàng hải phải thực hiện mẫn cán nghĩa vụ của mình. Việc dẫn tàu của hoa tiêu hàng hải kết thúc sau khi tàu đã thả neo, cập cầu cảng, đến vị trí thỏa thuận an toàn hoặc khi có hoa tiêu hàng hải khác thay thế. Hoa tiêu hàng hải không được phép rời tàu, nếu không có sự đồng ý của thuyền trưởng.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Thị Thanh Xuân Lưu bài viết
252 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào