Giá rừng trồng được tính bằng đơn vị gì và tính theo công thức nào? Tổng chi phí đầu tư của rừng trồng được tính như thế nào?

Chi phí đã đầu tư của giá rừng trồng được hiểu như thế nào? Ngoài ra, tổng chi phí đầu tư của giá rừng trồng được tính như thế nào? Giá rừng trồng được tính bằng đơn vị gì và tính theo công thức nào? Mong nhận được câu trả lời sớm nhất. Xin cảm ơn! Thắc mắc đến từ bạn Thanh Nga ở Long Thành.

Giá rừng trồng được tính bằng đơn vị gì và tính theo công thức nào?

Theo Điều 6 Thông tư 32/2018/TT-BNNPTNT quy định như sau:

Giá rừng trồng
1. Giá rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng trồng được tính bằng tiền (đồng/ha) cho 01 ha rừng trồng mà chủ rừng được hưởng từ rừng trong thời gian được giao rừng, cho thuê rừng.
2. Giá rừng trồng (Grt) bao gồm tổng chi phí đã đầu tư tạo rừng (CPrt) và thu nhập dự kiến (TNrt) đối với rừng trồng tại thời điểm định giá, được tính như sau:
Grt = CPrt + TNrt
3. Trường hợp rừng mới trồng chưa thành rừng có liên quan đến hoạt động thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, giá rừng trồng tối thiểu được xác định bằng tổng chi phí đã đầu tư tạo rừng (CPrt).

Theo đó, giá rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng trồng được tính bằng tiền (đồng/ha) cho 01 ha rừng trồng mà chủ rừng được hưởng từ rừng trong thời gian được giao rừng, cho thuê rừng.

Giá rừng trồng (Grt) bao gồm tổng chi phí đã đầu tư tạo rừng (CPrt) và thu nhập dự kiến (TNrt) đối với rừng trồng tại thời điểm định giá, được tính như sau:

Grt = CPrt + TNrt

Trường hợp rừng mới trồng chưa thành rừng có liên quan đến hoạt động thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, giá rừng trồng tối thiểu được xác định bằng tổng chi phí đã đầu tư tạo rừng (CPrt).

Giá rừng trồng

Giá rừng trồng (Hình từ Internet)

Tổng chi phí đầu tư của giá rừng trồng được tính như thế nào?

Tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 32/2018/TT-BNNPTNT quy định như sau:

Xác định tổng chi phí đầu tư
1. Tổng chi phí đã đầu tư rừng trồng, được tính như sau:
Trong đó:
CPrt là tổng chi phí đã đầu tư tạo rừng;
Ci là chi phí đầu tư tạo rừng trong năm thứ i;
i = 1 (năm bắt đầu đầu tư tạo rừng), 2, 3.... đến năm định giá;
r được tính theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 5 của Thông tư này;
n là thời gian tính từ năm bắt đầu đầu tư (năm 1) đến năm định giá.
...

Theo đó, tổng chi phí đã đầu tư rừng trồng, được tính như sau:

Trong đó:

CPrt là tổng chi phí đã đầu tư tạo rừng;

Ci là chi phí đầu tư tạo rừng trong năm thứ i;

i = 1 (năm bắt đầu đầu tư tạo rừng), 2, 3.... đến năm định giá;

r được tính theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 5 của Thông tư này;

n là thời gian tính từ năm bắt đầu đầu tư (năm 1) đến năm định giá.

Chi phí đã đầu tư của rừng trồng được hiểu như thế nào?

Tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 32/2018/TT-BNNPTNT quy định như sau:

Xác định tổng chi phí đầu tư
...
2. Chi phí đã đầu tư là tổng hợp toàn bộ chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp từ thời điểm bắt đầu trồng rừng đến thời điểm định giá:
a) Chi phí trực tiếp, bao gồm: chi phí tạo rừng, trong đó có chi phí giống cây, vật liệu, nhân công, thiết bị, máy móc, công cụ lao động, chi phí bảo vệ rừng (nhân công bảo vệ, trang thiết bị, đầu tư các công trình phục vụ trực tiếp cho phòng cháy, chữa cháy rừng, phòng, trừ sinh vật hại rừng);
b) Chi phí gián tiếp, bao gồm: chi phí quản lý, khảo sát, thiết kế, giám sát, nghiệm thu, kiểm kê, thuế, phí; chi phí phân bổ khác về bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng;
c) Các chi phí khác.
3. Trường hợp không xác định được chi phí đầu tư làm cơ sở xác định giá rừng trồng, áp dụng mức chi phí đối với khu rừng khác ở địa bàn lân cận có đặc điểm, điều kiện tương đương và có sự điều chỉnh (nếu cần) tùy theo điều kiện địa hình và các đặc điểm riêng biệt của khu rừng cần định giá.
4. Ví dụ cách tính chi phí đầu tư tại mục 1 phần II Phụ lục III kèm theo Thông tư này.

Như vậy, chi phí đã đầu tư là tổng hợp toàn bộ chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp từ thời điểm bắt đầu trồng rừng đến thời điểm định giá:

- Chi phí trực tiếp, bao gồm: chi phí tạo rừng, trong đó có chi phí giống cây, vật liệu, nhân công, thiết bị, máy móc, công cụ lao động, chi phí bảo vệ rừng (nhân công bảo vệ, trang thiết bị, đầu tư các công trình phục vụ trực tiếp cho phòng cháy, chữa cháy rừng, phòng, trừ sinh vật hại rừng);

- Chi phí gián tiếp, bao gồm: chi phí quản lý, khảo sát, thiết kế, giám sát, nghiệm thu, kiểm kê, thuế, phí; chi phí phân bổ khác về bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng;

- Các chi phí khác.

Trường hợp không xác định được chi phí đầu tư làm cơ sở xác định giá rừng trồng, áp dụng mức chi phí đối với khu rừng khác ở địa bàn lân cận có đặc điểm, điều kiện tương đương và có sự điều chỉnh (nếu cần) tùy theo điều kiện địa hình và các đặc điểm riêng biệt của khu rừng cần định giá.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
2,744 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào