Giá mua điện đối với lượng điện năng từ hệ thống điện mặt trời mái nhà được áp dụng trong thời điểm nào?

Tôi muốn tìm hiểu về hệ thống điện mặt trời mái nhà cụ thể là gì? Trong trường hợp tổ chức, cá nhân tiến hành mua lượng điện năng từ hệ thống này thì giá mua điện được áp dụng trong thời điểm nào? Tổ chức, cá nhân nào có trách nhiệm phát triển hệ thống điện mặt trời mái nhà?

Hệ thống điện mặt trời mái nhà được hiểu như thế nào?

Căn cứ khoản 5 Điều 3 Quyết định 13/2020/QĐ-TTg, hệ thống điện mặt trời mái nhà được quy định như sau:

"5. Hệ thống điện mặt trời mái nhà là hệ thống điện mặt trời có các tấm quang điện được lắp đặt trên mái nhà của công trình xây dựng và có công suất không quá 01 MW, đấu nối trực tiếp hoặc gián tiếp vào lưới điện có cấp điện áp từ 35 kV trở xuống của Bên mua điện."

Giá mua điện đối với lượng điện năng từ hệ thống điện mặt trời mái nhà được áp dụng trong thời điểm nào?

Giá mua điện đối với lượng điện năng từ hệ thống điện mặt trời mái nhà được áp dụng trong thời điểm nào?

Giá mua điện đối với lượng điện năng từ hệ thống điện mặt trời mái nhà được áp dụng trong thời điểm nào? (Hình từ internet)

Theo quy định tại Điều 8 Quyết định 13/2020/QĐ-TTg, giá mua điện được quy định cụ thể như sau:

"Điều 8. Giá mua điện và Hợp đồng mua bán điện mẫu
1. Các hệ thống điện mặt trời mái nhà được phép bán một phần hoặc toàn bộ điện năng sản xuất ra cho Bên mua là Tập đoàn Điện lực Việt Nam hoặc Bên mua là tổ chức, cá nhân khác trong trường hợp không sử dụng lưới điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
2. Tập đoàn Điện lực Việt Nam hoặc đơn vị thành viên được ủy quyền thực hiện thanh toán lượng điện năng từ hệ thống điện mặt trời mái nhà phát lên lưới điện quốc gia theo giá mua điện quy định tại Biểu giá mua điện đối với hệ thống điện mặt trời mái nhà tại Phụ lục của Quyết định này. Giá mua điện này chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng, được điều chỉnh theo biến động của tỷ giá của đồng Việt Nam với đô la Mỹ (tính tương đương UScents/kWh), tỷ giá áp dụng là tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố vào ngày cuối cùng của năm trước để tính tiền điện thanh toán cho năm tiếp theo. Các Bên có trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật hiện hành về thuế và phí.
3. Trường hợp Bên mua điện không phải là Tập đoàn Điện lực Việt Nam hoặc đơn vị thành viên được ủy quyền giá mua điện và hợp đồng mua điện do các bên thỏa thuận phù hợp quy định của pháp luật hiện hành.
4. Giá mua điện tại khoản 2 Điều này được áp dụng cho hệ thống điện mặt trời mái nhà có thời điểm vào vận hành phát điện và xác nhận chỉ số công tơ trong giai đoạn từ ngày 01 tháng 7 năm 2019 đến ngày 31 tháng 12 năm 2020 và được áp dụng 20 năm kể từ ngày vào vận hành phát điện. Chi phí mua điện từ các dự án điện mặt trời mái nhà quy định tại khoản 2 Điều này được hạch toán và đưa đầy đủ trong thông số đầu vào của phương án giá điện bán buôn và bán lẻ hàng năm của Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Hóa đơn thanh toán được lập trên cơ sở sản lượng điện giao và sản lượng điện nhận riêng biệt.
5. Hợp đồng mua bán điện mà Bên mua điện là Tập đoàn Điện lực Việt Nam hoặc đơn vị thành viên được ủy quyền của Tập đoàn Điện lực Việt Nam phải tuân theo Hợp đồng mua bán điện mẫu. Thời hạn của hợp đồng mua bán điện đối với các hệ thống điện mặt trời mái nhà tối đa là 20 năm kể từ ngày vào vận hành phát điện. Sau thời gian này, việc gia hạn thời gian hợp đồng hoặc ký hợp đồng mới thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành."

Theo đó, giá mua điện nêu trong quy định trên được áp dụng cho hệ thống điện mặt trời mái nhà có thời điểm vào vận hành phát điện và xác nhận chỉ số công tơ trong giai đoạn từ ngày 01 tháng 7 năm 2019 đến ngày 31 tháng 12 năm 2020 và được áp dụng 20 năm kể từ ngày vào vận hành phát điện.

Tổ chức, cá nhân nào có trách nhiệm phát triển hệ thống điện mặt trời mái nhà?

Căn cứ Điều 9 Quyết định 13/2020.QĐ-TTg, việc phát triển hệ thống điện mặt trời mái nhà, đấu nối và đo đếm điện năng được quy định như sau:

"Điều 9. Phát triển hệ thống điện mặt trời mái nhà, đấu nối và đo đếm điện năng
1. Hệ thống điện mặt trời mái nhà có đấu nối trực tiếp hoặc gián tiếp vào lưới điện quốc gia được đầu tư phát triển sau khi đăng ký đấu nối với Tập đoàn Điện lực Việt Nam hoặc đơn vị thành viên được Tập đoàn Điện lực Việt Nam ủy quyền.
2. Tập đoàn Điện lực Việt Nam đầu tư, lắp đặt và bảo dưỡng thiết bị đo đếm điện năng đối với các hệ thống điện mặt trời mái nhà ký hợp đồng mua bán điện với Tập đoàn Điện lực Việt Nam hoặc đơn vị thành viên được Tập đoàn Điện lực Việt Nam ủy quyền.
3. Hệ thống điện mặt trời mái nhà phải có hiệu suất của tế bào quang điện (solar cell) lớn hơn 16% hoặc module lớn hơn 15%.
4. Tổ chức, cá nhân đầu tư lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà phải đảm bảo các yêu cầu về an toàn điện, an toàn công trình xây dựng, môi trường, phòng chống cháy nổ theo quy định hiện hành."

Như vậy, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm đầu tư, lắp đặt và bảo dưỡng thiết bị đo đếm điện năng đối với các hệ thống điện mặt trời mái nhà ký hợp đồng mua bán điện với Tập đoàn Điện lực Việt Nam hoặc đơn vị thành viên được Tập đoàn Điện lực Việt Nam ủy quyền.

Đồng thời, tổ chức, cá nhân đầu tư lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà cũng phải đảm bảo các yêu cầu về an toàn điện, an toàn công trình xây dựng, môi trường, phòng chống cháy nổ theo quy định hiện hành.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

974 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào