Giả mạo là nạn nhân bị mua bán người có bị nghiêm cấm hay không? Phòng chống mua bán người có cần phải thực hiện hợp tác với nước ngoài hay không?
Giả mạo là nạn nhân bị mua bán người có bị nghiêm cấm hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 11 Điều 3 Luật Phòng, chống mua bán người 2011 như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Mua bán người theo quy định tại Điều 119 và Điều 120 của Bộ luật hình sự.
2. Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy các bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác.
3. Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy các bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác hoặc để thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Cưỡng bức người khác thực hiện một trong các hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
5. Môi giới để người khác thực hiện một trong các hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
6. Trả thù, đe dọa trả thù nạn nhân, người làm chứng, người tố giác, người tố cáo, người thân thích của họ hoặc người ngăn chặn hành vi quy định tại Điều này.
7. Lợi dụng hoạt động phòng, chống mua bán người để trục lợi, thực hiện các hành vi trái pháp luật.
8. Cản trở việc tố giác, tố cáo, khai báo và xử lý hành vi quy định tại Điều này.
9. Kỳ thị, phân biệt đối xử với nạn nhân.
10. Tiết lộ thông tin về nạn nhân khi chưa có sự đồng ý của họ hoặc người đại diện hợp pháp của nạn nhân.
11. Giả mạo là nạn nhân.
12. Hành vi khác vi phạm các quy định của Luật này.
Theo đó, trong hoạt động mua bán người thì các hành vi theo quy định trên sẽ bị pháp luật nghiêm cấm trong đó sẽ có hành vi giả mạo là nạn nhân.
Như vậy, việc giả mạo là nạn nhân bị mua bán người là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm.
Phòng chống mua bán người
Phòng chống mua bán người có cần phải thực hiện hợp tác với nước ngoài hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 4 Luật Phòng, chống mua bán người 2011 như sau:
Nguyên tắc phòng, chống mua bán người
1. Thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi quy định tại Điều 3 của Luật này.
2. Giải cứu, bảo vệ, tiếp nhận, xác minh, hỗ trợ nạn nhân kịp thời, chính xác. Tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp và không kỳ thị, phân biệt đối xử đối với nạn nhân.
3. Phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cộng đồng, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống mua bán người.
4. Ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm minh, kịp thời, chính xác hành vi quy định tại Điều 3 của Luật này.
5. Tăng cường hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán người phù hợp với Hiến pháp, pháp luật của Việt Nam và pháp luật, tập quán quốc tế.
Theo đó, các nguyên tắc trong phòng chống mua bán người như:
- Thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi.
- Giải cứu, bảo vệ, tiếp nhận, xác minh, hỗ trợ nạn nhân kịp thời, chính xác. Tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp và không kỳ thị, phân biệt đối xử đối với nạn nhân.
- Phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cộng đồng, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống mua bán người.
- Ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm minh, kịp thời, chính xác hành vi.
- Tăng cường hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán người phù hợp với Hiến pháp, pháp luật của Việt Nam và pháp luật, tập quán quốc tế.
Như vậy, phòng chống mua bán người thì rất cần thiết hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán người phù hợp với Hiến pháp, pháp luật của Việt Nam và pháp luật, tập quán quốc tế.
Việc phòng chống mua bán người thì nhà nước có chính sách gì để khuyến khích hợp tác tham gia?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Luật Phòng, chống mua bán người 2011 như sau:
Chính sách của Nhà nước về phòng, chống mua bán người
1. Phòng, chống mua bán người là nội dung của chương trình phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và được kết hợp với việc thực hiện các chương trình khác về phát triển kinh tế - xã hội.
2. Khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước tham gia, hợp tác, tài trợ cho hoạt động phòng, chống mua bán người và hỗ trợ nạn nhân; khuyến khích cá nhân, tổ chức trong nước thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân theo quy định của pháp luật.
3. Khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác phòng, chống mua bán người; bảo đảm chế độ, chính sách đối với người tham gia phòng, chống mua bán người bị thiệt hại về tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản theo quy định của pháp luật.
4. Hằng năm, Nhà nước bố trí ngân sách cho công tác phòng, chống mua bán người.
Theo đó, trong các chính sách của Nhà nước có nêu rằng hằng năm, Nhà nước bố trí ngân sách cho công tác phòng, chống mua bán người. Bên cạnh đó Nhà nước còn có các chính sách khác như:
+ Phòng, chống mua bán người là nội dung của chương trình phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và được kết hợp với việc thực hiện các chương trình khác về phát triển kinh tế - xã hội.
+ Khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước tham gia, hợp tác, tài trợ cho hoạt động phòng, chống mua bán người và hỗ trợ nạn nhân...
+ Khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác phòng, chống mua bán người...
Như vậy, trong công tác phòng chống mua bán người thì nhà nước có chính sách khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước tham gia, hợp tác, tài trợ cho hoạt động phòng, chống mua bán người và hỗ trợ nạn nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.