Gia hạn giấy phép thăm dò nước dưới đất cần phải đáp ứng điều kiện gì? Cơ quan nào có thẩm quyền gia hạn giấy phép?
Gia hạn giấy phép thăm dò nước dưới đất cần phải đáp ứng điều kiện gì?
Theo Điều 9 Nghị định 54/2024/NĐ-CP quy định về gia hạn giấy phép như sau:
Gia hạn giấy phép
1. Việc gia hạn giấy phép thăm dò nước dưới đất, giấy phép khai thác tài nguyên nước phải căn cứ vào các quy định tại Điều 55, Điều 56 và Điều 57 của Luật Tài nguyên nước và các điều kiện sau đây:
a) Giấy phép vẫn còn hiệu lực và hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép phải nộp trước thời điểm giấy phép hết hiệu lực ít nhất 45 ngày;
b) Đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị gia hạn, tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép đã hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ liên quan đến giấy phép đã được cấp theo quy định của pháp luật và không có tranh chấp;
c) Tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép, kế hoạch khai thác tài nguyên nước của tổ chức, cá nhân phù hợp với quy hoạch về tài nguyên nước, quy hoạch tỉnh, vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất, khả năng đáp ứng của nguồn nước.
2. Đối với trường hợp giấy phép khai thác tài nguyên nước hết hiệu lực hoặc giấy phép vẫn còn hiệu lực nhưng hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép không được chủ giấy phép nộp đúng thời gian quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thì tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên nước phải lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép mới.
Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác tài nguyên nước của tổ chức, cá nhân nộp trước ngày giấy phép đã được cấp trước đó hết hiệu lực thì thời điểm hiệu lực ghi trong giấy phép được tính nối tiếp với thời điểm hết hiệu lực của giấy phép đã được cấp trước đó.
Như vậy, việc gia hạn giấy phép thăm dò nước dưới đất phải căn cứ vào các quy định tại Điều 55, Điều 56 và Điều 57 của Luật Tài nguyên nước và các điều kiện sau đây:
- Giấy phép vẫn còn hiệu lực và hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép phải nộp trước thời điểm giấy phép hết hiệu lực ít nhất 45 ngày;
- Đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị gia hạn, tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép đã hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ liên quan đến giấy phép đã được cấp theo quy định của pháp luật và không có tranh chấp;
- Tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép, kế hoạch khai thác tài nguyên nước của tổ chức, cá nhân phù hợp với quy hoạch về tài nguyên nước, quy hoạch tỉnh, vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất, khả năng đáp ứng của nguồn nước.
Gia hạn giấy phép thăm dò nước dưới đất cần phải đáp ứng điều kiện gì là gì? Cơ quan nào có thẩm quyền gia hạn giấy phép? (hình từ internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền gia hạn giấy phép thăm dò nước dưới đất?
Theo Điều 15 Nghị định 54/2024/NĐ-CP quy định về thẩm quyền cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại, chấp thuận trả lại, tạm dừng, đình chỉ, thu hồi giấy phép khai thác tài nguyên nước, giấy phép thăm dò nước dưới đất và kê khai, đăng ký khai thác, sử dụng tài nguyên nước như sau:
Thẩm quyền cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại, chấp thuận trả lại, tạm dừng, đình chỉ, thu hồi giấy phép khai thác tài nguyên nước, giấy phép thăm dò nước dưới đất và kê khai, đăng ký khai thác, sử dụng tài nguyên nước
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại, chấp thuận trả lại, tạm dừng, đình chỉ, thu hồi giấy phép khai thác tài nguyên nước, giấy phép thăm dò nước dưới đất, bao gồm:
a) Thăm dò nước dưới đất đối với công trình có quy mô từ 3.000 m³/ngày đêm trở lên;
b) Khai thác nước dưới đất đối với công trình có quy mô từ 3.000 m³/ngày đêm trở lên;
c) Hồ chứa, đập dâng thủy lợi khai thác nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản có quy mô khai thác từ 2 m³/giây trở lên và có dung tích toàn bộ từ 3 triệu m³ trở lên hoặc hồ chứa, đập dâng thủy lợi khai thác nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản có quy mô khai thác từ 5 m³/giây trở lên;
d) Công trình khai thác nước mặt khác hồ chứa, đập dâng thuỷ lợi để cấp cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản có quy mô khai thác nước từ 5 m³/giây trở lên;
đ) Hồ chứa, đập dâng thủy lợi không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản này có dung tích toàn bộ từ 20 triệu m³ trở lên;
e) Khai thác nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 2.000 kw trở lên;
g) Khai thác nước mặt cho các mục đích khác có quy mô từ 50.000 m³ /ngày đêm trở lên;
h) Khai thác nước biển phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, nuôi trồng thủy sản trên đảo, đất liền có quy mô khai thác từ 1.000.000 m³/ngày đêm trở lên;
i) Công trình ngăn sông, suối, kênh, mương, rạch với mục đích ngăn mặn, tạo nguồn, chống ngập, tạo cảnh quan (trừ hồ chứa, đập dâng thủy lợi, thủy điện) có tổng chiều dài hạng mục công trình ngăn sông, suối, kênh, mương, rạch từ 60 m trở lên. Đối với cống ngăn sông, suối, kênh, mương, rạch với mục đích ngăn mặn, tạo nguồn, chống ngập, tạo cảnh quan có tổng chiều rộng thông nước từ 50 m trở lên.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại, chấp thuận trả lại, tạm dừng, đình chỉ, thu hồi giấy phép khai thác tài nguyên nước, giấy phép thăm dò nước dưới đất với các trường hợp có quy mô khác quy định tại khoản 1 Điều này; tổ chức đăng ký khai thác, sử dụng tài nguyên nước đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, đ, e, g, h, i, k và l khoản 2 Điều 8 của Nghị định này.
Như vậy, thẩm quyền gia hạn giấy phép thăm dò nước dưới đất là Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Nội dung giấy phép thăm dò nước dưới đất bao gồm những nội dung gì?
Theo Điều 6 Nghị định 54/2024/NĐ-CP quy định về nội dung giấy phép thăm dò nước dưới đất như sau:
- Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép;
- Mục đích thăm dò nước dưới đất;
- Quy mô thăm dò nước dưới đất;
- Vị trí công trình thăm dò nước dưới đất;
- Số lượng giếng, chiều sâu giếng, tầng chứa nước thăm dò;
- Thời hạn của giấy phép;
- Các yêu cầu, nghĩa vụ trong việc thăm dò nước dưới đất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.