Gia đình không đồng ý với kết quả giám định khuyết tật trí tuệ của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật thì cần chuẩn bị những giấy tờ gì?

Người nhà của tôi bị khuyết tật trí tuệ đã được Hội đồng địa phương giám định. Tuy nhiên gia đình thấy không đồng ý với kết luận này. Chúng tôi đề nghị họ làm lại thì được trả lời là cái đó họ không có trách nhiệm làm. Xin hỏi trong trường hợp này thì gia đình cần đến đâu giải quyết và chuẩn bị giấy tờ gì?

Người được xác định là khuyết tật trí tuệ thì có những đặc điểm như thế nào?

Tại khoản 5 Điều 2 Nghị định 28/2012/NĐ-CP quy định về dạng tật như sau:

"1. Khuyết tật vận động là tình trạng giảm hoặc mất chức năng cử động đầu, cổ, chân, tay, thân mình dẫn đến hạn chế trong vận động, di chuyển.
2. Khuyết tật nghe, nói là tình trạng giảm hoặc mất chức năng nghe, nói hoặc cả nghe và nói, phát âm thành tiếng và câu rõ ràng dẫn đến hạn chế trong giao tiếp, trao đổi thông tin bằng lời nói.
3. Khuyết tật nhìn là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhìn và cảm nhận ánh sáng, màu sắc, hình ảnh, sự vật trong điều kiện ánh sáng và môi trường bình thường.
4. Khuyết tật thần kinh, tâm thần là tình trạng rối loạn tri giác, trí nhớ, cảm xúc, kiểm soát hành vi, suy nghĩ và có biểu hiện với những lời nói, hành động bất thường.
5. Khuyết tật trí tuệ là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhận thức, tư duy biểu hiện bằng việc chậm hoặc không thể suy nghĩ, phân tích về sự vật, hiện tượng, giải quyết sự việc.
6. Khuyết tật khác là tình trạng giảm hoặc mất những chức năng cơ thể khiến cho hoạt động lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn mà không thuộc các trường hợp được quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này."

Gia đình không đồng ý với kết quả giám định khuyết tật trí tuệ của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật

Gia đình không đồng ý với kết quả giám định khuyết tật trí tuệ của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật

Gia đình không đồng ý với kết quả giám định khuyết tật trí tuệ của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật thì cần chuẩn bị những giấy tờ gì?

Căn cứ khoản 2 Điều 5 Thông tư 34/2012/TTLT-BYT-BLĐTBXH quy định về hồ sơ khám giám định như sau:

"1. Hồ sơ khám giám định đối với trường hợp Hội đồng xác định mức độ khuyết tật không đưa ra được kết luận về mức độ khuyết tật bao gồm:
a) Giấy giới thiệu của Ủy ban nhân dân (UBND) xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là UBND xã) nơi đối tượng cư trú đề nghị khám giám định khuyết tật, có dán ảnh của đối tượng và đóng dấu giáp lai của UBND xã nơi đối tượng cư trú.
b) Biên bản họp của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật, trong biên bản ghi rõ Hội đồng xác định mức độ khuyết tật không đưa ra được kết luận về mức độ khuyết tật (bản sao Biên bản).
Trường hợp đối tượng sống ở Trung tâm nuôi dưỡng phải có giấy xác nhận, trong giấy xác nhận ghi rõ họ tên, tuổi, dán ảnh đối tượng, đóng dấu giáp lai của Trung tâm và Trung tâm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc xác nhận đó.
c) Bản sao các giấy tờ khám bệnh, chữa bệnh, tật: Giấy ra viện, giấy phẫu thuật và các giấy tờ liên quan khác (nếu có).
d) Biên bản xác định mức độ khuyết tật của Hội đồng Giám định y khoa lần gần nhất (nếu có).
2. Trường hợp người khuyết tật hoặc đại diện hợp pháp của người khuyết tật không đồng ý với kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật, hồ sơ khám giám định gồm các giấy tờ sau:
a) Giấy giới thiệu của UBND xã nơi đối tượng cư trú đề nghị khám giám định khuyết tật, trong giấy giới thiệu ghi rõ người khuyết tật hoặc đại diện hợp pháp của người khuyết tật không đồng ý với kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật, có dán ảnh của đối tượng và đóng dấu giáp lai của UBND xã nơi đối tượng đang cư trú.
b) Biên bản họp của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật (bản sao Biên bản).
c) Các giấy tờ theo quy định tại điểm c, điểm d, Khoản 1 Điều này.
d) Giấy kiến nghị của người khuyết tật hoặc đại diện hợp pháp của người khuyết tật về kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật.
3. Trường hợp có bằng chứng xác thực về việc xác định mức độ khuyết tật của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật không khách quan, không chính xác, hồ sơ khám giám định gồm các giấy tờ sau:
a) Các giấy tờ theo quy định tại Khoản 2 Điều này.
b) Bằng chứng xác thực về việc xác định mức độ khuyết tật của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật không khách quan, không chính xác thể hiện qua biên bản, giấy kiến nghị, ảnh chụp, băng ghi âm hoặc các hình thức thể hiện khác."

Tải về mẫu giấy đề nghị khám giám định mới nhất 2023: Tại Đây

Gia đình cần nộp hồ sơ đến đâu để được giải quyết việc không đồng ý với kết quả giám định khuyết tật trí tuệ?

Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 7 Thông tư 34/2012/TTLT-BYT-BLĐTBXH quy định về trách nhiệm hoàn chỉnh hồ sơ như sau:

2. Trường hợp quy định tại Điểm b, Điểm c, Khoản 2 Điều 15 Luật Người khuyết tật, Chủ tịch Hội đồng xác định mức độ khuyết tật có trách nhiệm hoàn chỉnh 01 bộ hồ sơ theo đúng quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 5 Thông tư này và chuyển hồ sơ đến Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội của huyện trong thời hạn 03 ngày làm việc”.

Dẫn chiếu đến quy định tại điểm a khoản 2 Điều 15 Luật Người khuyết tật 2010 như sau:

“Điều 15. Trách nhiệm xác định mức độ khuyết tật
2. Trong các trường hợp sau đây thì việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng giám định y khoa thực hiện:
b) Người khuyết tật hoặc đại diện hợp pháp của người khuyết tật không đồng ý với kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật;”

Như vậy, khi đại diện hợp pháp của người khuyết tật không đồng ý với kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật thì Chủ tịch Hội đồng xác định mức độ khuyết tật có trách nhiệm hoàn chỉnh 01 bộ hồ sơ và chuyển đến Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội của huyện. Gia đình bạn không có trách nhiệm phải chuẩn bị và gửi hồ sơ trong trường hợp này.

Hồ sơ trong trường hợp này bao gồm:

– Giấy giới thiệu của UBND xã nơi đối tượng cư trú đề nghị khám giám định khuyết tật; trong giấy giới thiệu ghi rõ người khuyết tật hoặc đại diện hợp pháp của người khuyết tật không đồng ý với kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật, có dán ảnh của đối tượng và đóng dấu giáp lai của UBND xã nơi đối tượng đang cư trú.

– Biên bản họp của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật (bản sao Biên bản).

– Giấy kiến nghị của người khuyết tật hoặc đại diện hợp pháp của người khuyết tật về kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật.

– Bản sao các giấy tờ khám bệnh, chữa bệnh, tật: Giấy ra viện, giấy phẫu thuật và các giấy tờ liên quan khác (nếu có).

– Biên bản xác định mức độ khuyết tật của Hội đồng Giám định y khoa lần gần nhất (nếu có).

Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện sẽ có trách nhiệm kiểm tra chuyển hồ sơ trên đến Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh theo Điều 8 Thông tư 34/2012/TTLT-BYT-BLĐTBXH.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

2,357 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào