Gia đình dùng xe ô tô của nhà để chở rau thì có phải đăng ký Giấy phép kinh doanh vận tải hay không? Xe ô tô chở rau của gia đình thì có phải gắn phù hiệu xe không?

Gia đình tôi có một trang trại dùng để chăn nuôi gia cầm và một số loại rau cải để dùng trong gia đình. Trường hợp tôi dùng xe ô tô của nhà để chở số rau cải thu hoạch được từ trang trại về thì có được xem như là đang vận chuyển hàng hóa cần phải đăng ký kinh doanh vận tải hay không vì số lượng rau cũng khá nhiều?

Gia đình dùng xe ô tô của nhà để chở rau thì có phải đăng ký Giấy phép kinh doanh vận tải hay không?

Theo Điều 3 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định về kinh doanh vận tải bằng xe ô tô như sau:

"Điều 3. Giải thích từ ngữ
Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải (trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải) để vận chuyển hành khách, hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi”.

Theo đó, việc dùng xe ô tô để vận chuyển rau của của gia đình tức là vận chuyển hàng hóa nội bộ, không phát sinh cước phí vận tải nên không cần phải đăng ký Giấy phép kinh doanh vận tải.

Gia đình dùng xe ô tô của nhà để chở rau thì có phải đăng ký Giấy phép kinh doanh vận tải hay không?

Dùng xe ô tô nhà chở rau

Xe ô tô chở rau dùng trong gia đình thì có phải gắn phù hiệu xe không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 22 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định về quản lý sử dụng, cấp, cấp lại và thu hồi phù hiệu, biển hiệu như sau:

“Điều 22. Quy định về quản lý sử dụng, cấp, cấp lại và thu hồi phù hiệu, biển hiệu
1. Đơn vị kinh doanh có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô được cấp phù hiệu, biển hiệu cho xe ô tô phù hợp với loại hình kinh doanh đã được cấp phép và đảm bảo nguyên tắc sau:
a) Tại một thời điểm, mỗi xe chỉ được cấp và sử dụng một loại phù hiệu hoặc biển hiệu tương ứng với một loại hình kinh doanh vận tải;
b) Xe ô tô có phù hiệu “XE CÔNG-TEN-NƠ” được vận chuyển công-ten- nơ và hàng hóa khác. Xe có phù hiệu “XE TẢI” hoặc “XE ĐẦU KÉO” không được vận chuyển công-ten-nơ;
c) Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định được Sở Giao thông vận tải hai đầu tuyến cấp phù hiệu xe ô tô trung chuyển.
...”

Ngoài ra Điều 36 của Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định về hiệu lực thi hành như sau:

"Điều 36. Hiệu lực thi hành
...
5. Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, phù hiệu đã được cấp cho đơn vị và xe ô tô vận tải hàng hóa thuộc đối tượng kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp theo quy định tại Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2014 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô không còn giá trị sử dụng; các đơn vị và phương tiện nêu trên không thuộc đối tượng phải cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, phù hiệu từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành
..."

Như vậy, theo quy định này hiện nay việc gắn phù hiệu xe áp dụng đối với đơn vị có đăng ký hoạt động kinh doanh vận tải. Do đó, trường hợp bạn dùng xe ô tô chở rau trong gia đình bạn thì không đăng ký hoạt động kinh doanh vận tải và sẽ không phải gắn phù hiệu xe.

Xe ô tô chở rau dùng trong gia đình muốn tham gia giao thông trên đường cần đảm bảo các điều kiện nào?

Căn cứ Điều 58 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định về giấy tờ cần thiết mà người điều khiển xe cần phải mạng theo khi tham gia lưu thông như sau:

“Điều 58. Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông
...
2. Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:
a) Đăng ký xe;
b) Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;
c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;
d) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới”.

Ngoài ra, tại Điều 53 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định về điều kiện tham gia lưu thông của xe cơ giới như sau:

"Điều 53. Điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới
1. Xe ô tô đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường sau đây:
a) Có đủ hệ thống hãm có hiệu lực;
b) Có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực;
c) Tay lái của xe ô tô ở bên trái của xe; trường hợp xe ô tô của người nước ngoài đăng ký tại nước ngoài có tay lái ở bên phải tham gia giao thông tại Việt Nam thực hiện theo quy định của Chính phủ;
d) Có đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu;
đ) Có bánh lốp đúng kích cỡ và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại xe;
e) Có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển;
g) Kính chắn gió, kính cửa là loại kính an toàn;
h) Có còi với âm lượng đúng quy chuẩn kỹ thuật;
i) Có đủ bộ phận giảm thanh, giảm khói và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm khí thải, tiếng ồn theo quy chuẩn môi trường;
k) Các kết cấu phải đủ độ bền và bảo đảm tính năng vận hành ổn định
..."

Theo đó, khi tham gia lưu thông thì người điều khiển xe cần mang theo các giấy tờ cần thiết như Giấy phép lái xe, Giấy đăng ký xe, bảo hiểm xe ...theo quy định và phải đảm bảo xe của mình đáp ứng đủ các điều kiện cần thiết để xe được phép lưu thông trên đường.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,520 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào