Giá bán điện khi sử dụng nhiều mục đích khác nhau được pháp luật quy định như thế nào? Thời gian sử dụng trong ngày theo giá bán điện được quy định ra sao?

Cho tôi hỏi giá bán điện khi sử dụng nhiều mục đích khác nhau được pháp luật quy định như thế nào? Hiện tại tôi có dùng điện vừa sinh hoạt, vừa kinh doanh. Vậy giờ tôi đóng tiền điện theo tiền điện sinh hoạt hay kinh doanh? Mong được giải đáp.

Giá bán điện có cần phải áp dụng theo đúng đối tượng và mục đích sử dụng điện không?

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Thông tư 16/2014/TT-BCT quy định áp dụng giá bán điện như sau:

"Điều 3. Áp dụng giá bán điện
1. Giá bán điện phải áp dụng theo đúng đối tượng và mục đích sử dụng điện theo quy định tại Thông tư này.
Bên mua điện có trách nhiệm kê khai đúng mục đích sử dụng điện để tính giá bán điện theo quy định của Thông tư này.
Trường hợp có thay đổi mục đích sử dụng điện làm thay đổi giá áp dụng, bên mua điện phải thông báo cho bên bán điện trước 15 ngày để điều chỉnh việc áp giá trong hợp đồng theo đúng mục đích sử dụng. Bên bán điện phải kiểm tra và kịp thời áp dụng giá bán điện theo đúng đối tượng quy định.
Trường hợp áp dụng giá sai mục đích sử dụng điện gây thiệt hại cho bên mua hoặc bên bán điện, phải tiến hành truy thu hoặc thoái hoàn tiền điện. Trường hợp không xác định rõ thời điểm áp dụng sai giá thì được tính với thời gian là 12 tháng kể từ thời điểm phát hiện trở về trước."

Theo đó, giá bán điện phải áp dụng theo đúng đối tượng và mục đích sử dụng điện theo quy định tại Thông tư này.

Giá bán điện

Giá bán điện (Hình từ Internet)

Giá bán điện khi sử dụng nhiều mục đích khác nhau được pháp luật quy định như thế nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 3 Thông tư 16/2014/TT-BCT được bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 25/2018/TT-BCT quy định như sau:

“2. Trường hợp bên mua điện sử dụng điện cho nhiều mục đích khác nhau:
a) Đối với khách hàng ký hợp đồng sử dụng điện cho mục đích sinh hoạt sau một công tơ nhưng có sử dụng một phần cho các mục đích khác (sản xuất, kinh doanh, dịch vụ) thì áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt cho toàn bộ sản lượng điện năng đo đếm được tại công tơ đó;
b) Đối với khách hàng ký hợp đồng sử dụng điện ngoài mục đích sinh hoạt sau một công tơ thì hai bên mua, bán điện căn cứ theo tình hình sử dụng điện thực tế để thỏa thuận tỷ lệ điện sử dụng cho mỗi loại mục đích.
c) Đối với khu đô thị, chung cư cao tầng, chủ đầu tư đã bàn giao nhà cho khách hàng nhưng chưa làm thủ tục thanh quyết toán tài sản để bàn giao lưới điện cho ngành điện quản lý: Trong thời gian chờ bàn giao lưới điện và khách hàng sử dụng điện, hai bên mua, bán điện căn cứ theo tình hình sử dụng điện thực tế để thỏa thuận tỷ lệ sản lượng điện áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt và sản lượng điện áp dụng giá bán lẻ điện cho các mục đích ngoài mục đích sinh hoạt (sản xuất, kinh doanh, hành chính sự nghiệp) làm cơ sở áp dụng giá bán điện. Đối với điện năng sử dụng cho mục đích sinh hoạt, áp dụng giá bán điện theo nguyên tắc định mức chung của bên mua điện bằng định mức của từng bậc nhân với số hộ sử dụng điện sinh hoạt (căn cứ theo mục đích sử dụng điện thực tế, hợp đồng mua bán nhà, biên bản bàn giao căn hộ, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú hoặc chứng từ xác nhận tạm trú của cơ quan Công an quản lý địa bàn)."

Đối chiếu quy định trên, bạn cần xác định là mình ký hợp đồng mua bán điện với mục đích gì để xác định là sẽ tính tiền điện theo các trường hợp như sau:

- Trường hợp bạn ký hợp đồng mua bán điện sinh hoạt nhưng sau đó có sử dụng vào mục đích kinh doanh thì sẽ tính tiền điện theo giá bán lẻ điện sinh hoạt cho toàn bộ số điện mà bạn sử dụng.

- Trường hợp bạn ký hợp đồng mua bán điện nhằm mục đích khác (không phải mục đích sinh hoạt) thì việc tính tiền điện sẽ theo thỏa thuận giữa bạn và bên điện lực dựa trên tình hình sử dụng thực tế.

Thời gian sử dụng trong ngày theo giá bán điện được quy định ra sao?

Theo Điều 5 Thông tư 16/2014/TT-BCT quy định thời gian sử dụng điện trong ngày được quy định như sau:

"Điều 5. Giá bán điện theo thời gian sử dụng trong ngày
1. Thời gian sử dụng điện trong ngày được quy định như sau:
a) Giờ bình thường:
- Gồm các ngày từ thứ Hai đến thứ Bảy
+ Từ 04h00 đến 09h30 (5 giờ và 30 phút);
+ Từ 11h30 đến 17h00 (5 giờ và 30 phút);
+ Từ 20h00 đến 22h00 (2 giờ).
- Ngày Chủ nhật
Từ 04h00 đến 22h00 (18 giờ).
b) Giờ cao điểm
- Gồm các ngày từ thứ Hai đến thứ Bảy
+ Từ 09h30 đến 11h30 (2 giờ);
+ Từ 17h00 đến 20h00 (3 giờ).
- Ngày Chủ nhật: không có giờ cao điểm.
c) Giờ thấp điểm
Tất cả các ngày trong tuần: từ 22h00 đến 04h00 sáng ngày hôm sau (6 giờ)."

Như vậy, thời gian sử dụng điện trong ngày được quy định như trên.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

7,102 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào