Gây mê người bệnh trước khi phẫu thuật nối tắt tĩnh mạch chủ điều trị bệnh tim bẩm sinh phức tạp ra sao? Sau khi phẫu thuật thì có cần theo dõi như thế nào?
- Gây mê người bệnh trước khi phẫu thuật nối tắt tĩnh mạch chủ điều trị bệnh tim bẩm sinh phức tạp ra sao?
- Người phẫu thuật nối tắt tĩnh mạch chủ điều trị bệnh tim bẩm sinh phức tạp thì cần theo dõi như thế nào?
- Sau khi phẫu thuật nối tắt tĩnh mạch chủ điều trị bệnh tim bẩm sinh phức tạp mà người bệnh bị xẹp phổi thì xử lý như thế nào?
Gây mê người bệnh trước khi phẫu thuật nối tắt tĩnh mạch chủ điều trị bệnh tim bẩm sinh phức tạp ra sao?
Phẫu thuật nối tắt tĩnh mạch chủ điều trị bệnh tim bẩm sinh phức tạp là một trong 45 quy trình kỹ thuật quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tim mạch - Lồng ngực” ban hành kèm theo Quyết định 5732/QĐ-BYT năm 2017.
Căn cứ theo Mục V Quy trình kỹ thuật phẫu thuật nối tắt tĩnh mạch chủ điều trị bệnh tim bẩm sinh phức tạp ban hành kèm theo Quyết định 5732/QĐ-BYT năm 2017 như sau:
PHẪU THUẬT NỐI TẮT TĨNH MẠCH CHỦ - ĐỘNG MẠCH PHỔI ĐIỀU TRỊ BỆNH TIM BẨM SINH PHỨC TẠP
...
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Người bệnh nằm ngửa.
2. Vô cảm:
- Gây mê nội khí quản.
- Đường truyền tĩnh mạch trung ương (thường tĩnh mạch cảnh trong phải) với catheter 3 nòng, một đường truyền tĩnh mạch ngoại vi.
- Một đường động mạch (thường động mạch quay) để theo dõi áp lực động mạch liên tục trong khi phẫu thuật.
- Đặt ống thông đái, ống thông dạ dày.
- Đặt đường theo dõi nhiệt độ hậu môn, thực quản.
- Tư thế người bệnh: nằm ngửa một gối kê dưới vai, hai tay xuôi theo mình.
- Đường phẫu thuật: thường đường phẫu thuật dọc xương ức.
- Kháng đông Heparin toàn thân.
3. Kĩ thuật:
- Mở dọc xương ức hoặc mở lại dọc giữa xương ức (cầm máu xương ức).
- Mở màng tim, khâu treo màng tim, phẫu tích tĩnh mạch chủ trên lên tới chổ đổ vào tĩnh mạch đơn.
- Đặt ống (ca-nuyn) động mạch chủ, 2 tĩnh mạch chủ và nối với các đường động mạch và tĩnh mạch của máy tim phổi.
- Luồn dây (lacs) để thắt hai tĩnh mạch .
- Chạy máy tim phổi, thắt hai tĩnh mạch chủ (chạy hỗ trợ).
- Cặp cắt tĩnh mạch chủ trên cách lỗ đổ vào nhĩ phải khoảng 1 cm, khâu thắt đầu phía nhĩ phải bằng chỉ prolen 6-0.
- Clam động mạch phổi phải bằng clam dera, mở bên động mạch phổi phải và làm miệng nối tĩnh mạch chủ trên-động mạch phổi phải tận bên như hình 1.
- Thắt các shunt chủ phổi nếu có.
- Chạy máy hỗ trợ.
- Ngừng máy, rút các ống, trung hoà.
- Cầm máu, dẫn lưu (màng tim, sau xương ức).
- Đặt điện cực tim và đóng vết mổ.
Theo đó, trước khi phẫu thuật nối tắt tĩnh mạch chủ điều trị bệnh tim bẩm sinh phức tạp thì:
- Gây mê nội khí quản.
- Đường truyền tĩnh mạch trung ương (thường tĩnh mạch cảnh trong phải) với catheter 3 nòng, một đường truyền tĩnh mạch ngoại vi.
- Một đường động mạch (thường động mạch quay) để theo dõi áp lực động mạch liên tục trong khi phẫu thuật.
- Đặt ống thông đái, ống thông dạ dày.
- Đặt đường theo dõi nhiệt độ hậu môn, thực quản.
- Tư thế người bệnh: nằm ngửa một gối kê dưới vai, hai tay xuôi theo mình.
- Đường phẫu thuật: thường đường phẫu thuật dọc xương ức.
- Kháng đông Heparin toàn thân.
Phẫu thuật (Hình từ internet)
Người phẫu thuật nối tắt tĩnh mạch chủ điều trị bệnh tim bẩm sinh phức tạp thì cần theo dõi như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục VI Quy trình kỹ thuật phẫu thuật nối tắt tĩnh mạch chủ điều trị bệnh tim bẩm sinh phức tạp ban hành kèm theo Quyết định 5732/QĐ-BYT năm 2017 như sau:
PHẪU THUẬT NỐI TẮT TĨNH MẠCH CHỦ - ĐỘNG MẠCH PHỔI ĐIỀU TRỊ BỆNH TIM BẨM SINH PHỨC TẠP
...
VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
1. Theo dõi: Ngay sau phẫu thuật:
- Theo dõi mạch, huyết áp, nhịp thở, độ bão hòa Oxy, SpO2, CVP
- Theo dõi sau mê - chú ý tư thể Fowler, thể tích tuần hoàn, lưu ý nhịp tim
- Chế độ máy thở PEEP
- Chụp phổi ngay sau khi người bệnh về phòng hồi sức.
- Theo dõi dẫn lưu ngực: số lượng dịch qua dẫn lưu, tính chất dịch 1 giờ 1 lần. Nếu có hiện tượng chảy máu thì cần phải phẫu thuật lại để cầm máu.
- Chụp ngực lần hai sau 24 giờ để rút dẫn lưu.
- Phải kiểm tra siêu âm tim trước khi ra viện. Sau phẫu thuật cần 6 tháng kiểm tra siêu âm 1 lần.
- Theo dõi và phát hiện tình trạng hẹp tắc shunt.
Theo đó, ngay sau phẫu thuật phải theo dõi như sau:
- Theo dõi mạch, huyết áp, nhịp thở, độ bão hòa Oxy, SpO2, CVP
- Theo dõi sau mê - chú ý tư thể Fowler, thể tích tuần hoàn, lưu ý nhịp tim
- Chế độ máy thở PEEP
- Chụp phổi ngay sau khi người bệnh về phòng hồi sức.
- Theo dõi dẫn lưu ngực: số lượng dịch qua dẫn lưu, tính chất dịch 1 giờ 1 lần. Nếu có hiện tượng chảy máu thì cần phải phẫu thuật lại để cầm máu.
- Chụp ngực lần hai sau 24 giờ để rút dẫn lưu.
- Phải kiểm tra siêu âm tim trước khi ra viện. Sau phẫu thuật cần 6 tháng kiểm tra siêu âm 1 lần.
- Theo dõi và phát hiện tình trạng hẹp tắc shunt.
Như vậy, người phẫu thuật nối tắt tĩnh mạch chủ điều trị bệnh tim bẩm sinh phức tạp thì cần phải thực hiện theo dõi những biểu hiện như trên để xử lý kịp thời.
Sau khi phẫu thuật nối tắt tĩnh mạch chủ điều trị bệnh tim bẩm sinh phức tạp mà người bệnh bị xẹp phổi thì xử lý như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục VI Quy trình kỹ thuật phẫu thuật nối tắt tĩnh mạch chủ điều trị bệnh tim bẩm sinh phức tạp ban hành kèm theo Quyết định 5732/QĐ-BYT năm 2017 như sau:
PHẪU THUẬT NỐI TẮT TĨNH MẠCH CHỦ - ĐỘNG MẠCH PHỔI ĐIỀU TRỊ BỆNH TIM BẨM SINH PHỨC TẠP
...
2. Tai biến và xử trí:
- Suy tim sau phẫu thuật.
- Xẹp phổi sau phẫu thuật: do người bệnh đau thở không tốt, bí tắc đờm dãi sau phẫu thuật. Phải bắt người bệnh tập thở với bóng, kích thích và vỗ ho. Cần thiết phải soi hút phế quản.
Như vậy, có thể thấy rằng sau khi phẫu thuật nối tắt tĩnh mạch chủ điều trị bệnh tim bẩm sinh phức tạp mà người bệnh bị xẹp phổi thì xử lý như sau: do người bệnh đau thở không tốt, bí tắc đờm dãi sau phẫu thuật.
Phải bắt người bệnh tập thở với bóng, kích thích và vỗ ho. Cần thiết phải soi hút phế quản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.