Gara sửa chữa có được phép hoạt động trong khu dân cư nếu phát sinh ra tiếng ồn gây ảnh hưởng sức khỏe người dân không?

Tôi có thắc mắc muốn được giải đáp như sau gara sửa chữa có được phép hoạt động trong khu dân cư nếu phát sinh ra tiếng ồn gây ảnh hưởng sức khỏe người dân không? Câu hỏi của anh Q.L.Q đến từ Thái Bình.

Gara sửa chữa có được phép hoạt động trong khu dân cư nếu phát sinh ra tiếng ồn gây ảnh hưởng sức khỏe người dân không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 21 Nghị định 116/2017/NĐ-CP, khoản 4 Điều 2 Nghị định 17/2020/NĐ-CP quy định về điều kiện cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô:

Điều kiện cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô
Doanh nghiệp thành lập theo quy định của pháp luật được cấp Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô khi đáp ứng các điều kiện sau:
1. Nhà xưởng được xây dựng trên khu đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp.
2. Mặt bằng, nhà xưởng đảm bảo phục vụ việc thực hiện bảo hành, bảo dưỡng.
3. Có các khu vực thực hiện các công việc tiếp nhận, bàn giao, bảo dưỡng, sửa chữa, kiểm tra xuất xưởng, có nhà điều hành, kho linh kiện, phụ kiện, khu vực rửa xe đáp ứng được công việc.
4. Có đầy đủ các dụng cụ, trang thiết bị phục vụ công việc bảo hành, bảo dưỡng ô tô. Các trang thiết bị đo lường phục vụ công việc bảo hành, bảo dưỡng ô tô phải tuân thủ các quy định của pháp luật về đo lường.
5. Có thiết bị chẩn đoán động cơ, tình trạng kỹ thuật của xe (đối với ô tô có trang bị bộ điều khiển điện tử) phù hợp với các loại xe do cơ sở thực hiện bảo hành, bảo dưỡng. Phần mềm thiết bị chẩn đoán phải tuân thủ các quy định về sở hữu trí tuệ.
6. Có đội ngũ nhân lực và hệ thống quản lý chất lượng đảm bảo chất lượng cho việc bảo hành, bảo dưỡng ô tô.
Các điều kiện nêu trên của cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô phải đáp ứng các yêu cầu về mặt bằng, trang thiết bị, dụng cụ, nhân lực, hệ thống quản lý chất lượng đối với cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa ô tô theo các loại ô tô tương ứng tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11794 Tiêu chuẩn cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và các phương tiện tương tự.
7. Có cam kết về việc hỗ trợ kỹ thuật và cung cấp linh kiện, phụ kiện phục vụ việc bảo hành, bảo dưỡng ô tô của:
a) Doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước (trong trường hợp cung cấp dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng cho doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước); hoặc
b) Doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nước ngoài (trong trường hợp cung cấp dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng cho doanh nghiệp nhập khẩu ô tô).

Thêm vào đó, kinh doanh gara sửa chữa trong khu dân cư ngoài việc được cấp phép trên các lĩnh vực pháp luật chuyên ngành như: Giấy đăng ký kinh doanh (hộ gia đình/tổ chức kinh tế), phòng cháy chữa cháy, xây dựng, đất đai,… còn phải chấp hành quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Căn cứ khoản 4 Điều 6 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 thì việc gây tiếng ồn, độ rung vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường là một trong những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường.

Như vậy, gara sửa chữa vẫn có thể được phép hoạt động trong khu dân cư nhưng phải chấp hành quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, cụ thể là đảm bảo không gây tiếng ồn, độ rung vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

Giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn đối với gara sửa chữa trong khu dân cư là bao nhiêu?

Căn cứ tại Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 26:2010/BTNMT được ban hành theo Thông tư 39/2010/TT-BTNMT về quy định kỹ thuật:

Các nguồn gây ra tiếng ồn do hoạt động sản xuất, xây dựng, thương mại, dịch vụ và sinh hoạt không được vượt quá giá trị quy định tại Bảng 1.

Bảng 1 - Giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn

(theo mức âm tương đương), dBA

TT

Khu vực

Từ 6 giờ đến 21 giờ

Từ 21 giờ đến 6 giờ

1

Khu vực đặc biệt

55

45

2

Khu vực thông thường

70

55

Trong đó, theo quy định tại tiểu mục 1.3 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 26:2010/BTNMT được ban hành theo Thông tư 39/2010/TT-BTNMT thì:

Khu vực đặc biệt là những khu vực trong hàng rào của các cơ sở y tế, thư viện, nhà trẻ, trường học, nhà thờ, đình, chùa và các khu vực có quy định đặc biệt khác.

Khu vực thông thường gồm: khu chung cư, các nhà ở riêng lẻ nằm cách biệt hoặc liền kề, khách sạn, nhà nghỉ, cơ quan hành chính.

Theo đó, giới hạn cho phép về tiếng ồn tại khu vực dân cư là 70 dB từ 6 giờ sáng đến 21 giờ đêm và 55 dB từ 21 giờ đêm đến 6 giờ sáng.

Do vậy, cá nhân, tổ chức khi hoạt động kinh doanh gara ô tô phải thực hiện các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn và thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật có liên quan đến hoạt động.

Gara sửa chữa có hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 10 dBA đến dưới 15 dBA có bị đình chỉ hoạt động không?

Căn cứ tại khoản 4 Điều 22 Nghị định 45/2022/NĐ-CP, điểm a khoản 11 Điều 22 Nghị định 45/2022/NĐ-CP vi phạm các quy định về tiếng ồn

Vi phạm các quy định về tiếng ồn
...
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 10 dBA đến dưới 15 dBA.
5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 15 dBA đến dưới 20 dBA.
6. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 20 dBA đến dưới 25 dBA.
7. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 25 dBA đến dưới 30 dBA.
8. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 30 dBA đến dưới 35 dBA.
9. Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 35 dBA đến dưới 40 dBA.
10. Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 40 dBA trở lên.
11. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm tiếng ồn của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các khoản 8, 9 và 10 Điều này.

Lưu ý: theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 45/2022/NĐ-CP thì mức phạt trên là mức phạt đối với cá nhân, mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Như vậy, gara sửa chữa có hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 10 dBA đến dưới 15 dBA thì có thể bị đình chỉ hoạt động từ 03 tháng đến 06 tháng.

Đồng thời có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với tổ chức.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,560 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào