Gà mắc bệnh cúm gia cầm H5N1 thì sẽ có những triệu chứng lâm sàng như thế nào? Mẫu bệnh phẩm là phổi gà thì cần xử lý ra sao?
Gà mắc bệnh cúm gia cầm H5N1 thì sẽ có những triệu chứng lâm sàng như thế nào?
Theo tiết 5.1.2 tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-26:2014 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 26: Bệnh cúm gia cầm H5N1 quy định về triệu chứng lâm sàng của bệnh cúm gia cầm H5N1 như sau:
Cách tiến hành
5.1. Chẩn đoán lâm sàng
...
5.1.2. Triệu chứng lâm sàng
5.1.2.1. Thể quá cấp
- Gia cầm chết nhanh, đột ngột.
- Chưa có biểu hiện lâm sàng về bệnh lý.
5.1.2.2. Thể độc lực cao
- Sốt cao từ 40 °C trở lên
- Xù lông, ủ rũ, bỏ ăn, giảm đẻ
- Đầu, mặt sưng, phù quanh mắt. Mào, tích sưng, xuất huyết
- Mắt bị viêm kết mạc và có thể xuất huyết
- Xuất huyết điểm ở giữa vùng bàn chân và khuỷu chân
- Có triệu chứng hô hấp, mỏ chảy nhiều rớt dãi
- Có triệu chứng thần kinh, nghẹo cổ, sã cánh
- Phân xanh, phân trắng
- Vịt, ngỗng chủ yếu bị các triệu chứng thần kinh, vẹo cổ, mất điều hòa, run rẩy, mệt mỏi nhẹ.
5.1.2.3. Thể độc lực thấp
Trên gà: Mệt mỏi, có triệu chứng hô hấp nhẹ, thở khò khè, ho nhẹ. Trong một số ít trường hợp, thể độc lực thấp cũng biểu hiện các triệu chứng của thể độc lực cao như mào tích tím tái, giảm đẻ, tỉ lệ chết có thể lên đến > 50 %. Trên vịt và ngỗng: Không có biểu hiện lâm sàng.
...
Theo tiêu chuẩn trên thì triệu chứng lâm sàng của bệnh cúm gà H5N1 được chia là ba mức độ thể quá cấp, thể độc lực cao, thể độc lực thấp.
Ở thể độc lực thấp gia cầm chết nhanh, đột ngột; chưa có biểu hiện lâm sàng về bệnh lý.
Ở thể độc lực cao thì gà thường sốt cao từ 40 °C trở lên; lông gà thường xù, ủ rũ, bỏ ăn, giảm đẻ; Đầu, mặt sưng, phù quanh mắt. Mào, tích sưng, xuất huyết; mắt bị viêm kết mạc và có thể xuất huyết; xuất huyết điểm ở giữa vùng bàn chân và khuỷu chân.
Bên cạnh đó, gà sẽ có một số triệu chứng về hô hấp, mỏ chảy nhiều rớt dãi; triệu chứng thần kinh, nghẹo cổ, sã cánh; thường sẽ đi ra phân xanh, phân trắng
Ở thể độc lực thấp thì gà thường mệt mỏi, có triệu chứng hô hấp nhẹ, thở khò khè, ho nhẹ. Trong một số ít trường hợp, thể độc lực thấp cũng biểu hiện các triệu chứng của thể độc lực cao như mào tích tím tái, giảm đẻ, tỉ lệ chết có thể lên đến > 50 %.
Gà mắc bệnh cúm gia cầm H5N1 (Hình từ Internet)
Để chẩn đoán bệnh cúm gia cầm H5N1 thì cần dùng các thiết bị, dụng cụ nào?
Theo Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-26:2014 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 26: Bệnh cúm gia cầm H5N1 quy định về các thiết bị, dụng cụ của phòng thí nghiệm sinh học dùng trong việc chẩn đoán bệnh cúm gia cầm H5N1 như sau:
- Cối, chày sứ, vô trùng
- Pipet, có đầu típ các cỡ 30 μl, 200 μl và 1000 μl sử dụng cho micropipet (có lọc và không lọc)
- Đĩa 96 giếng, đáy chữ V hoặc chữ U
- Đĩa nuôi tế bào 12 giếng
- Buồng an toàn sinh học cấp 2
- Máy ly tâm, có thể thực hiện ở 1500 g/min đến 2500 g/min, 10.000 g/min và 12.000 g/min.
- Máy lắc ống (vortex mixer)
- Máy Realtime RT-PCR hoặc máy PCR
- Thiết bị điện di: có bể điện di, khay đổ thạch, lược và máy chiếu UV...
- Tủ ấm có chứa 5 % CO2, duy trì được ở 37 °C.
- Xi ranh, dung tích 1 ml, 5 ml.
- Kính hiển vi, đảo ngược.
Đối với mẫu bệnh phẩm là phổi gà thì cần xử lý như thế nào trước khi tiến hành chẩn đoán bệnh cúm gia cầm H5N1?
Theo tiết 5.2.2 tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-26:2014 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 26: Bệnh cúm gia cầm H5N1
Cách tiến hành
...
5.2. Chẩn đoán phòng thí nghiệm
...
5.2.2. Phát hiện kháng nguyên
5.2.2.1. Xử lý mẫu
a) Mẫu bệnh phẩm (não, phổi, khí quản, lách, ruột)
Nghiền 1 gam bệnh phẩm bằng cối chày sứ (xem 4.1) với dung dịch PBS pH 7,2 theo tỉ lệ 1:10 thành huyễn dịch 10 %.
Bổ sung 1/10 lượng kháng sinh đậm đặc (xem A1 phụ lục A), chuyển sang ống ly tâm. Ly tâm ở tốc độ 8 000 r/min trong 15 s.
Thu dịch bệnh phẩm phía trên vào 2 ống 1,5 ml. Một ống dùng cho các xét nghiệm Realtime RT-PCR (rRT-PCR), phân lập vi rút trên tế bào, phân lập trên trứng, ống còn lại dùng làm mẫu lưu bảo quản ở nhiệt độ - 80 °C.
b) Dịch ngoáy ổ nhớp, họng, khí quản, phân tươi
Lắc ống chứa tăm bông dịch ngoáy bằng máy lắc trong 15 s, ly tâm ống ở tốc độ 8000 g/min trong 15 s
Dùng pipet hút dịch trong ống chuyển sang 2 ống 1,5 ml. Một ống dùng cho các xét nghiệm Realtime RT-PCR, phân lập vi rút trên tế bào hoặc phân lập trên trứng, ống còn lại dùng làm mẫu lưu bảo quản ở nhiệt độ - 80 °C
...
Như vậy, để xử lý mẫu bệnh phẩm là phổi gà thì trước tiên cần nghiền 1 gam phổi gà bằng cối chày sứ với dung dịch PBS pH 7,2 theo tỉ lệ 1:10 thành huyễn dịch 10 %.
Bổ sung 1/10 lượng kháng sinh đậm đặc, chuyển sang ống ly tâm. Ly tâm ở tốc độ 8 000 r/min trong 15 s.
Thu dịch bệnh phẩm phía trên vào 2 ống 1,5 ml. Một ống dùng cho các xét nghiệm Realtime RT-PCR (rRT-PCR), phân lập vi rút trên tế bào, phân lập trên trứng, ống còn lại dùng làm mẫu lưu bảo quản ở nhiệt độ - 80 °C.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.