Ethereum là gì? Ethereum có phải là tiền ảo? Ethereum có phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam không?

Ethereum là gì? Ethereum có phải là tiền ảo? Ethereum có được xem là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam không? Nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực cho lĩnh vực chuỗi khối được quy định như thế nào theo quy định pháp luật hiện hành?

Ethereum là gì? Ethereum có phải là tiền ảo?

Ethereum hoặc gọi ngắn gọn là Ether, là đồng tiền ảo gắn với Ethereum - một nền tảng chuỗi khối (blockchain) mã nguồn mở.

Nền tảng này được tạo ra vào năm 2013 bởi nhà lập trình người Canada gốc Nga có tên Vitalik Buterin và một số doanh nhân tiền ảo khác.

Bên cạnh đó, công nghệ chuỗi khối hay công nghệ Blockchain là một cơ chế cơ sở dữ liệu tiên tiến cho phép chia sẻ thông tin minh bạch trong một mạng lưới kinh doanh. Cơ sở dữ liệu chuỗi khối lưu trữ dữ liệu trong các khối được liên kết với nhau trong một chuỗi.

Lưu ý: Nội dung mang tính chất tham khảo

Ethereum là gì? Ethereum có được xem là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam hay không?

Ethereum là gì? Ethereum có được xem là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam hay không? (Hình từ Internet)

Tiền ảo Ethereum có phải phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam hay không?

Căn cứ theo Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 có quy định về ngoại hối như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
2. Ngoại hối bao gồm:
a) Đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực (sau đây gọi là ngoại tệ);
b) Phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ, gồm séc, thẻ thanh toán, hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ và các phương tiện thanh toán khác;
...

Ngoài ra, tại Điều 17 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 có quy định về phát hành tiền giấy, tiền kim loại như sau:

Phát hành tiền giấy, tiền kim loại
1. Ngân hàng Nhà nước là cơ quan duy nhất phát hành tiền giấy, tiền kim loại của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành là phương tiện thanh toán hợp pháp trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
...

Và theo khoản 10 Điều 3 Nghị định 52/2024/NĐ-CP có quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
10. Phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt (sau đây gọi là phương tiện thanh toán) là phương tiện do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, công ty tài chính được phép phát hành thẻ tín dụng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cung ứng dịch vụ ví điện tử phát hành và được khách hàng sử dụng nhằm thực hiện giao dịch thanh toán, bao gồm: séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng (bao gồm: thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước), ví điện tử và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
...

Theo đó, phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam chỉ bao gồm các phương tiện sau:

- Tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành;

- Séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng (bao gồm: thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước), ví điện tử và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước

- Đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực.

Như vậy, tiền ảo Ethereum không phải phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam.

Nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực cho lĩnh vực chuỗi khối được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Mục I Điều 1 Quyết định 1236/QĐ-TTg năm 2024 quan điểm Chiến lược quốc gia về ứng dụng và phát triển công nghệ chuỗi khối (blockchain) đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 thì công nghệ chuỗi khối là một trong những xu hướng công nghệ hàng đầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, ứng dụng và phát triển công nghệ chuỗi khối góp phần quan trọng xây dựng hạ tầng số tiên tiến, bảo đảm độ tin cậy và an toàn dữ liệu trong bối cảnh chuyển đổi số quốc gia, góp phần tạo lập nền tảng phát triển công nghiệp công nghệ số, đóng góp tích cực vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Theo quy định tại tiểu mục 3 Mục IV Điều 1 Quyết định 1236/QĐ-TTg năm 2024 thì nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực cho lĩnh vực chuỗi khối trong chiến lược quốc gia về ứng dụng và phát triển công nghệ chuỗi khối (blockchain) đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 như sau:

- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục, đại học rà soát các chương trình đào tạo để bổ sung nội dung về công nghệ chuỗi khối ở những ngành đào tạo phù hợp. Ưu tiên đào tạo giảng viên trình độ tiến sĩ ở nước ngoài chuyên môn về công nghệ chuỗi khối.

- Thúc đẩy các cơ sở giáo dục đào tạo tăng cường tổ chức cung cấp các nền tảng học trực tuyến mở MOOC (Massive open Online Course) về công nghệ chuỗi khối.

- Triển khai các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhóm nhân tài lãnh đạo và dẫn dắt đổi mới cấp cao, nhất là trong các ngành, lĩnh vực gắn với tiềm năng, thế mạnh của công nghệ chuỗi khối như lĩnh vực tài chính và khởi nghiệp công nghệ tài chính (FinTech).

- Tổ chức các chương trình đào tạo, đào tạo lại, đào tạo ngắn hạn, bồi dưỡng, tập huấn về chuỗi khối cho đội ngũ cán bộ, công chức, doanh nghiệp và người dân về nền tảng, dịch vụ trên nền tảng blockchain.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phạm Thị Thục Quyên Lưu bài viết
205 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào