Đường sắt chuyên dùng là gì? Khi thiết kế tuyến đường sắt chuyên dùng tiếp ray từ đường sắt quốc gia vào khu công nghiệp cần lưu ý gì?

Đường sắt chuyên dùng là gì? Khi thiết kế tuyến đường sắt chuyên dùng tiếp ray từ đường sắt quốc gia vào khu công nghiệp cần lưu ý gì? Kiến trúc tầng trên của đường sắt chuyên dùng được quy định ra sao? câu hỏi của anh N (Hà Nội).

Đường sắt chuyên dùng là gì?

Theo Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11793:2017 về Đường sắt đô thị khổ đường 1000 mm - Yêu cầu thiết kế tuyến giải thích về đường sắt chuyên dùng như sau:

3 Thuật ngữ, định nghĩa và các từ viết tắt
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1 Thuật ngữ, định nghĩa
...
3.1.3 Đường sắt chuyên dùng (Specialized railways)
Đường sắt phục vụ nhu cầu vận tải riêng của tổ chức, cá nhân.
...

Theo đó, Đường sắt chuyên dùng (Specialized railways) là loại đường sắt phục vụ nhu cầu vận tải riêng của tổ chức, cá nhân.

Đường sắt chuyên dùng là gì? Khi thiết kế tuyến đường sắt chuyên dùng tiếp ray từ đường sắt quốc gia vào khu công nghiệp cần lưu ý gì?

Đường sắt chuyên dùng là gì? Khi thiết kế tuyến đường sắt chuyên dùng tiếp ray từ đường sắt quốc gia vào khu công nghiệp cần lưu ý gì? (hình từ internet)

Khi thiết kế xây dựng tuyến đường sắt chuyên dùng tiếp ray từ đường sắt quốc gia vào khu công nghiệp cần lưu ý gì?

Tại tiểu mục 5.7 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11793:2017 về Đường sắt đô thị khổ đường 1000 mm - Yêu cầu thiết kế tuyến quy định như sau:

5.7 Mặt bằng và mặt cắt dọc trên tuyến đường sắt chuyên dùng
5.7.1 Yêu cầu thiết kế
5.7.1.1 Khi thiết kế xây dựng tuyến đường sắt chuyên dùng (ĐSCD) tiếp ray từ đường sắt quốc gia (đường sắt cấp 1, cấp 2, cấp 3) vào các cơ sở sản xuất, nhà máy, xí nghiệp, mỏ khai khoáng, kho tàng, bến cảng hoặc các khu hành chính, khu công nghiệp,... phải căn cứ vào tiêu chuẩn kỹ thuật của tuyến đường chính và hiện trạng địa hình, địa mạo dọc tuyến để thực hiện.
...

Theo đó, khi thiết kế xây dựng tuyến đường sắt chuyên dùng (ĐSCD) tiếp ray từ đường sắt quốc gia (đường sắt cấp 1, cấp 2, cấp 3) vào khu công nghiệp phải căn cứ vào tiêu chuẩn kỹ thuật của tuyến đường chính và hiện trạng địa hình, địa mạo dọc tuyến để thực hiện.

Kiến trúc tầng trên của đường sắt chuyên dùng được quy định ra sao?

Kiến trúc tầng trên của đường sắt chuyên dùng được quy định tại tiểu mục 7.4 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11793:2017 về Đường sắt đô thị khổ đường 1000 mm - Yêu cầu thiết kế tuyến, cụ thể như sau:

Yêu cầu chung về Kiến trúc tầng trên của đường sắt chuyên dùng

- Bất kỳ đường sắt chuyên dùng nào cũng phải có Kiến trúc tầng trên bảo đảm sự ổn định, chắc chắn và có cường độ đáp ứng được năng lực vận chuyển của tuyến đường đó;

- Kiến trúc tầng trên của đường sắt chuyên dùng phải đảm bảo sự an toàn cho các chuyến tầu chạy qua. Không sử dụng vật tư, vật liệu có khuyết tật quá tiêu chuẩn quy định vào việc lắp đặt KTTT của đường sắt chuyên dụng.

Thiết kế Kiến trúc tầng trên của đường sắt chuyên dùng

- Tùy theo tính chất, yêu cầu vận chuyển, của từng loại đường sắt chuyên dùng để thiết kế lắp đặt Kiến trúc tầng trên đảm bảo được hiệu quả kinh tế, kỹ thuật cao nhất;

- Ray có thể dùng loại ray mới hoặc ray cũ nhưng còn đảm bảo tiêu chuẩn quy định. Mối nối ray đặt theo mối nối đối xứng và khi có khó khăn có thể đặt theo mối nối so le.

- Tà vẹt dùng đặt trên tuyến đường sắt chuyên dùng có thể dùng các loại tà vẹt bêtông, tà vẹt gỗ, tà vẹt sắt. Mật độ đặt tà vẹt theo tiêu chuẩn đường sắt cấp 3, hoặc thấp hơn một cấp (giảm 80 thanh tà vẹt trên chiều dài 1 km).

- Tùy theo yêu cầu về cường độ Kiến trúc tầng trên của tuyến đường và vật tư sẵn có để quyết định sử dụng ray mới và tà vẹt mới hay ray cũ và tà vẹt cũ, cũng như tiêu chuẩn đặt tà vẹt trên đường. Phụ kiện liên kết ray với ray và ray với tà vẹt phải đồng bộ, cùng chủng loại.

- Nền đá balát của đường sắt chuyên dùng nên thiết kế dùng một lớp. Bề rộng tiêu chuẩn mặt trên của nền đá kể từ đầu tà vẹt trở ra là 20 cm, độ dốc mái ta luy là từ 1:1,25 đến 1:1,75 tùy theo loại tà vẹt. Mặt trên nền đá thấp hơn mặt tà vẹt là 2 cm. Độ dầy nền đá dưới đáy tà vẹt là 25 cm.

- Vật liệu làm lớp balát có thể dùng đá dăm, đá cuội, xỉ quặng.

- Đối với đường sắt chuyên dùng có khối lượng vận chuyển tương đối lớn, thì trong đoạn dốc và trong đường cong bán kính nhỏ hơn hoặc bằng 300 m, phải đặt tăng cường thêm số lượng tà vẹt và thanh giằng cự ly có đường kính lớn hơn hoặc bằng 25 mm, ngàm phòng xô và thanh chống xô theo tiêu chuẩn đường sắt cấp 3 quy định.

Kiến trúc tầng trên của đường sắt trong các cơ sở công nghiệp đầu máy, toa xe

- Khi thiết kế sử dụng Kiến trúc tầng trên lắp đặt trong các cơ sở công nghiệp đầu máy, toa xe phải đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật và đáp ứng yêu cầu sử dụng thuận tiện trong nhà sửa chữa, trong xưởng sản xuất, trong trạm chỉnh bị đầu máy, toa xe. Đồng thời đảm bảo an toàn tuyệt đối trong quá trình sử dụng.

- Tùy theo yêu cầu của từng cơ sở công nghiệp, thiết kế chọn dùng loại hình Kiến trúc tầng trên thích hợp đáp ứng yêu cầu kỹ thuật:

+ Các loại ray khác nhau: Ray 16 kg/m, 20 kg/m, 24 kg/m, 38 kg/m, 43 kg/m, 50 kg/m;

+ Các loại tà vẹt khác nhau: TVBT, TVS, TVG

+ Ray có thể đặt trên tà vẹt như đường sắt thông thường hoặc đặt ray không có tà vẹt mà đặt ray trực tiếp lên dầm dọc, tấm bản bằng BTCT. Ray có thể hàn liền theo yêu cầu hoặc đặt ray có mối nối đối xứng, mối nối so le;

- Trường hợp đường sắt trong các cơ sở công nghiệp đầu máy, toa xe với Kiến trúc tầng trên bình thường, thì nền đá balát nên thiết kế một lớp đá balát. Mặt trên của nền đá balát kể từ đầu tà vẹt ra theo tiêu chuẩn là 15 cm, độ dốc mái ta luy nền đá là 1 : 1;5 và chiều dầy nền đá dưới đáy tà vẹt tại vị trí đế ray là 20 cm;

- Phụ kiện liên kết ray với ray và ray với tà vẹt phải đồng bộ, thống nhất với tiêu chuẩn kỹ thuật chung, tương ứng với từng loại Kiến trúc tầng trên sử dụng.

Kiến trúc tầng trên trên các đường sắt khác

- Thiết kế KTTT trên các đường sắt khác cũng tùy thuộc yêu cầu kỹ thuật và công dụng của từng loại, để lựa chọn vật tư, vật liệu của KTTT phù hợp;

- Tiêu chuẩn lắp đặt KTTT của đường lánh nạn, phải được tính toán thiết kế trên cơ sở phải bằng hoặc lớn hơn tiêu chuẩn đường chính mà đường lánh nạn nối vào.

- Đối với các đường điều dẫn, đường an toàn sử dụng KTTT theo tiêu chuẩn của đường đón tiễn tầu trong ga. Còn lại các đường sắt khác sử dụng KTTT theo tiêu chuẩn của đường ga.

- Tất cả các vật tư, vật liệu dùng làm KTTT cho các đường sắt khác có thể là mới, hay sử dụng lại, nhưng chất lượng đều phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của công trình.

Lưu ý: Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11793:2017 áp dụng cho công tác thiết kế mới đường sắt khổ 1000 mm với tốc độ nhỏ hơn hoặc bằng 120 km/h (bao gồm: mặt bằng, mặt cắt dọc, nền đường, kiến trúc tầng trên đường sắt, đường lánh nạn và giao cắt giữa đường sắt với đường bộ) thuộc đường sắt quốc gia và đường sắt chuyên dùng.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
1,185 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào