Đường ray thẳng đứng trong hệ thống chống rơi ngã cá nhân là gì? Một đường ray thẳng đứng phải được thiết kế như thế nào?

Đường ray thẳng đứng trong hệ thống chống rơi ngã cá nhân là gì? Một đường ray thẳng đứng phải trong hệ thống chống rơi ngã cá nhân được thiết kế như thế nào? Đây là câu hỏi của anh T.Q đến từ Yên Bái.

Đường ray thẳng đứng trong hệ thống chống rơi ngã cá nhân là gì?

Đường ray thẳng đứng trong hệ thống chống rơi ngã cá nhân được giải thích tại tiểu mục 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7802-4:2008 (ISO 10333 - 4 : 2002) là đường ray cứng được gắn chặt với một thang hoặc kết cấu khác cố định bằng các ngàm kẹp cách quãng dọc theo chiều dài của ray, và có thể gắn vào đó một bộ hãm rơi ngã kiểu trượt.

Chú thích: Đường ray có thể gồm một số đoạn được giữ với nhau bằng các tấm nối.

Hình 1 - Ví dụ về đường ray thẳng đứng

CHÚ GIẢI

1 Thanh ngang

2 Đường ray

3 Chốt trung gian so với thanh ngang

4 Dây nối

5 Thang được lắp cố định

6 Chỗ nối giữa các đoạn đường ray

7 Bộ hãm rơi ngã kiểu trượt

Một đường ray thẳng đứng phải trong hệ thống chống rơi ngã cá nhân được thiết kế như thế nào?

Một đường ray thẳng đứng phải trong hệ thống chống rơi ngã cá nhân được thiết kế theo tiểu mục 4.2 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7802-4:2008 (ISO 10333 - 4 : 2002) như sau:

Yêu cầu
...
4.2. Yêu cầu đối với đường ray thẳng đứng
4.2.1. Thiết kế đường ray
Một đường ray thẳng đứng phải được thiết kế sao cho:
a) có khả năng gắn vào một thang hoặc kết cấu khác bằng các ngàm kẹp cách quãng theo hướng dẫn lắp đặt của nhà sản xuất;
b) cho phép lắp và tháo bộ hãm rơi ngã kiểu trượt ít nhất tại hai đầu mút của chiều dài đường ray, trừ khi bộ hãm rơi ngã kiểu trượt được thiết kế đồng bộ với đường ray;
c) cho phép bộ hãm rơi ngã kiểu trượt chuyển động lên và xuống mà không bị cản trở, đặc biệt tại các điểm nối và tại các điểm gắn trung gian;
d) ngăn được bộ hãm rơi ngã kiểu trượt tách ra khỏi đường ray ngoài ý muốn.
4.2.2. Các điểm lắp và tháo bộ hãm rơi ngã kiểu trượt
4.2.2.1. Khi các đầu mút của khẩu độ đường ray được sử dụng để lắp và tháo bộ hãm rơi ngã kiểu trượt, các đầu mút này phải được lắp một chốt ở đầu để ngăn bộ hãm rơi ngã kiểu trượt chạy ra khỏi đường ray ngoài ý muốn.
4.2.2.2. Khi các điểm mở nằm ở giữa các đầu mót của khẩu độ đường ray, chúng phải được thiết kế sao cho chỉ có thể mở được khi có ít nhất hai thao tác bằng tay liên tiếp có chủ ý. Khi đóng, điểm này phải được thiết kế để khóa tự động bởi việc khớp vào của cơ cấu khóa, và sao cho, khi sử dụng bình thường, bộ hãm rơi ngã kiểu trượt không thể tách khỏi đường ray ngoài ý muốn.
...

Như vậy, một đường ray thẳng đứng trong hệ thống chống rơi ngã cá nhân phải được thiết kế sao cho:

- Có khả năng gắn vào một thang hoặc kết cấu khác bằng các ngàm kẹp cách quãng theo hướng dẫn lắp đặt của nhà sản xuất;

- Cho phép lắp và tháo bộ hãm rơi ngã kiểu trượt ít nhất tại hai đầu mút của chiều dài đường ray, trừ khi bộ hãm rơi ngã kiểu trượt được thiết kế đồng bộ với đường ray;

- Cho phép bộ hãm rơi ngã kiểu trượt chuyển động lên và xuống mà không bị cản trở, đặc biệt tại các điểm nối và tại các điểm gắn trung gian;

- Ngăn được bộ hãm rơi ngã kiểu trượt tách ra khỏi đường ray ngoài ý muốn.

hệ thống chống rơi ngã

Hệ thống chống rơi ngã cá nhân (Hình từ Internet)

Chiều dài dây nối cho hệ thống đường ray thẳng đứng và dây cứu sinh thẳng đứng cố định tối đa là bao nhiêu?

Chiều dài dây nối cho hệ thống đường ray thẳng đứng và dây cứu sinh thẳng đứng cố định tối đa được quy định tại tiết 4.7.2 tiểu mục 4.7 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7802-4:2008 (ISO 10333 - 4 : 2002) như sau:

Yêu cầu
...
4.7.Các yêu cầu đối với bộ hãm rơi ngã kiểu trượt
...
4.7.2. Các yêu cầu đối với dây nối
4.7.2.1. Chiều dài dây nối
Chiều dài dây nối cho hệ thống đường ray thẳng đứng và dây cứu sinh thẳng đứng cố định phải không được vượt quá 23 cm. Chiều dài dây nối cho hệ thống dây cứu sinh thẳng đứng tạm thời phải không được vượt quá 1,0 m.
4.7.2.2. Vật liệu và cấu trúc
Dây cáp thép, vải làm đai và chỉ khâu của dây nối phải tuân theo 4.5.1. Các phần cuối phải tuân theo 4.5.3.
4.7.2.3. Thiết bị hấp thụ năng lượng trên dây nối
4.7.2.3.1. Vật liệu và cơ cấu của thiết bị hấp thụ năng lượng trên dây nối phải được bảo vệ bằng một vỏ bảo vệ để tránh ảnh hưởng của các chất ô nhiễm bên ngoài, vật sắc nhọn và khí hậu bất lợi.
4.7.2.3.2. Ở nơi quy định cho thiết bị hấp thụ năng lượng, hoặc khi thiết bị hấp thụ năng lượng được sử dụng cho công việc thực hiện gần xưởng hàn hoặc xưởng cắt bằng khí ôxy, hoặc nguồn nhiệt, chúng phải được bảo vệ bằng những biện pháp chống nhiệt phù hợp.
...

Theo đó, chiều dài dây nối cho hệ thống đường ray thẳng đứng và dây cứu sinh thẳng đứng cố định phải không được vượt quá 23 cm.

Chiều dài dây nối cho hệ thống dây cứu sinh thẳng đứng tạm thời phải không được vượt quá 1,0 m.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

910 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào