Đường ô tô cao tốc là gì? Yêu cầu về độ chặt K và khả năng chịu tải của đất nền khi thiết kế nền mặt đường ô tô cao tốc?

Đường ô tô cao tốc là gì? Theo tốc độ tính toán, đường ô tô cao tốc được phân làm bao nhiêu cấp? Yêu cầu về độ chặt K và khả năng chịu tải của đất nền khi thiết kế nền mặt đường ô tô cao tốc? Yêu cầu chung khi thiết kế nền mặt đường và hệ thống thoát nước đường ô tô cao tốc?

Đường ô tô cao tốc là gì? Theo tốc độ tính toán, đường ô tô cao tốc được phân làm bao nhiêu cấp?

Căn cứ tại Mục 3 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5729:2012 về Đường ô tô cao tốc - Yêu cầu và thiết kế thì:

(i) Đường ô tô cao tốc (Expressway) là đường dành cho xe cơ giới, có dải phân cách chia đường cho xe chạy hai chiều riêng biệt; không giao nhau cùng mức với một hoặc các đường khác; được bố trí đầy đủ trang thiết bị phục vụ, bảo đảm giao thông liên tục, an toàn, rút ngắn thời gian hành trình và chỉ cho xe ra, vào ở những điểm nhất định.

(ii) Về cấp đường ô tô cao tốc (Classification of expressway)

Theo tốc độ tính toán, đường ô tô cao tốc được phân làm 4 cấp:

- Cấp 60 có tốc độ tính toán là 60 km/h;

- Cấp 80 có tốc độ tính toán là 80 km/h;

- Cấp 100 có tốc độ tính toán là 100 km/h;

- Cấp 120 có tốc độ tính toán là 120 km/h.

Trong đó, cấp 60 và 80 áp dụng ở địa hình khó khăn vùng núi, đồi cao và ở những vùng có hạn chế khác; cấp 100 và 120 cho vùng đồng bằng.

Lưu ý về Phạm vi áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5729:2012 về Đường ô tô cao tốc - Yêu cầu và thiết kế (Mục 1 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5729:2012):

Tiêu chuẩn này được áp dụng cho việc thiết kế đường ô tô cao tốc xây dựng mới, thiết kế cải tạo tuyến đường cũ thành đường cao tốc ngoài đô thị (gọi tắt là đường cao tốc).

Đường ô tô cao tốc là gì? Yêu cầu về độ chặt K và khả năng chịu tải của đất nền khi thiết kế nền mặt đường ô tô cao tốc?

Đường ô tô cao tốc là gì? Yêu cầu về độ chặt K và khả năng chịu tải của đất nền khi thiết kế nền mặt đường ô tô cao tốc? (Hình từ Internet)

Yêu cầu về độ chặt K và khả năng chịu tải của đất nền khi thiết kế nền mặt đường ô tô cao tốc?

Yêu cầu về độ chặt K và khả năng chịu tải của đất nền khi thiết kế nền mặt đường ô tô cao tốc được quy định tại tiết 9.2.3 tiểu mục 9.2 Mục 9 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5729:2012 về Đường ô tô cao tốc - Yêu cầu và thiết kế, cụ thể như sau:

(1) Độ chặt của 30 cm phần nền đất trên cùng dưới đáy áo đường phải đạt độ chặt K =1,0 (đầm nén tiêu chuẩn theo 22TCN 333:06) hoặc K=0,98 (đầm nén cải tiến theo 22TCN 333:06).

Yêu cầu này phải được thực hiện đối với cả nền đắp, nền không đào không đắp và cả nền đào (nếu nền đất ở trạng thái tự nhiên không có độ chặt bằng độ chặt nêu trên).

(2) Toàn bộ phần đất của nền đắp nằm dưới 30 cm nêu trên phải được đầm nén đạt độ chặt K = 0,98 (đầm nén tiêu chuẩn theo 22TCN 333:06) hoặc K=0,95 (đầm nén cải tiến theo 22TCN 333:06).

Toàn bộ phần đất của nền đào nằm dưới 30 cm nêu trên cho đến hết phạm vi sâu 1,0 m kể từ đáy áo đường phải đạt độ chặt K= 0,95 (đầm nén tiêu chuẩn theo 22TCN 333:06).

(3) Nền đường đường cao tốc phải được thiết kế đảm bảo đạt tiêu chuẩn kết cấu nền áo đường loại I ở Phụ lục B của 22 TCN 211:06 và tương ứng phải đạt được trị số mô đun đàn hồi tính toán từ 42MPa trở lên.

Yêu cầu chung khi thiết kế nền mặt đường và hệ thống thoát nước đường ô tô cao tốc?

Yêu cầu chung khi thiết kế nền mặt đường và hệ thống thoát nước đường ô tô cao tốc được quy định tại tiểu mục 9.1 Mục 9 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5729:2012 về Đường ô tô cao tốc - Yêu cầu và thiết kế, cụ thể như sau:

(1) Để đảm bảo chức năng giao thông liên tục và bảo đảm chất lượng chạy xe an toàn thuận lợi cao, khi thiết kế đường cao tốc phải đặc biệt chú trọng bảo đảm nền mặt đường ổn định bền vững đủ cường độ loại trừ được mọi tác động xấu của các yếu tố môi trường (đặc biệt là sự phá hoại của nước mặt và nước ngầm), bảo đảm mặt đường thoát nước nhanh có đủ độ bằng phẳng và độ nhám cần thiết.

(2) Về nền đường và thoát nước, ngoài những yêu cầu đề cập thêm trong tiêu chuẩn này khi thiết kế phải tuân thủ các yêu cầu cơ bản và nguyên tắc thiết kế cùng các quy định khác đã nêu ở TCVN 4054:2005.

(3) Về kết cấu nền mặt đường, khi thiết kế ngoài việc tuân thủ các yêu cầu ở TCVN 4054:2005 còn phải tuân thủ các yêu cầu và chỉ dẫn ở 22TCN 211:06 và 22TCN 223:95.

(4) Đối với đoạn nền mặt đường qua vùng đất yếu, độ lún cho phép còn lại tại tim đường sau khi thi công xong kết cấu áo đường đường cao tốc theo 22TCN 211:06 và việc khảo sát thiết kế theo 22TCN 262:2000.

(5) Kết cấu áo đường đường cao tốc không nên thực hiện phân kỳ đầu tư.

Riêng cá biệt một số đoạn cục bộ đắp cao qua vùng đất yếu có độ lún lớn kéo dài thì thông qua phân tích kinh tế có thể kiến nghị thực hiện phân kỳ rải các lớp mặt tuỳ theo thời gian chờ lún nhằm để tiết kiệm chi phí đầu tư.

Kiến nghị này phải được cấp phê duyệt chủ trương đầu tư chấp thuận.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

770 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào