Đường hầm thủy lợi thuộc trường hợp nào phải bố trí thiết bị quan trắc an toàn? Quan trắc an toàn hầm có mấy loại?

Tôi có thắc mắc là khi thiết kế đường hầm thủy lợi phải đảm bảo được các yêu cầu cơ bản gì? Đường hầm thủy lợi thuộc trường hợp nào phải bố trí thiết bị quan trắc an toàn? Câu hỏi của anh P.S (Bình Thuận).

Thiết kế đường hầm thủy lợi phải đảm bảo được các yêu cầu cơ bản

Thiết kế đường hầm thủy lợi phải đảm bảo được các yêu cầu cơ bản theo quy định tại tiểu mục 7.2 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9154:2012 như sau:

Yêu cầu kỹ thuật khi thiết kế đường hầm thủy lợi
7.1 Tài liệu cơ bản
7.1.1 Thiết kế đường hầm thủy lợi cần phải căn cứ vào mục đích sử dụng và các yêu cầu kỹ thuật của giai đoạn thiết kế khác nhau để thu thập các tài liệu cơ bản sau đây:
7.1.1.1 Quy hoạch lưu vực, nhiệm vụ công trình, bố trí đầu mối, mực nước đặc trưng của hồ chứa (sông), lưu lượng sử dụng của hầm, tiêu chuẩn thiết kế và lưu lượng tương ứng, chế độ vận hành hồ chứa v.v....
7.1.1.2 Tài liệu địa hình gồm hệ thống cao, tọa độ, bình đồ khu vực nghiên cứu với tỉ lệ thích hợp và các mặt cắt có gắn điều kiện địa chất.
7.1.1.3 Tài liệu địa chất khu vực, cường độ động đất, địa chất công trình, địa chất thủy văn cửa cửa vào, cửa ra hầm và dọc theo tuyến hầm.
7.1.1.4 Tài liệu có liên quan về thủy văn, khí tượng và kết quả thiết kế thủy văn, vật liệu xây dựng, và kết quả thiết kế tổ chức thi công, thiết bị cơ điện và thiết kế điều áp, giảm áp, ống thép áp lực, cửa van (van) v.v...
7.1.1.5 Yêu cầu bảo vệ môi trường khu vực hầm.
7.1.2 Đối với hầm áp lực cao, cần phải chọn đoạn đại diện tại hiện trường để tiến hành thí nghiệm.
7.1.3 Công tác khảo sát địa chất cửa vào, cửa ra, dọc tuyến hầm thủy công phải căn cứ vào mức độ phức tạp về địa hình, địa chất, cấp công trình, giai đoạn thiết kế và các quy phạm liên quan để đề ra yêu cầu khảo sát thăm dò để xác định các yếu tố sau 1:
7.1.3.1 Đặc tính vòm đá và cấu tạo địa chất, sự phân bố (mức độ phức tạp, yếu tố thế nằm của địa chất dọc tuyến hầm), ranh giới các lớp đất đá dọc tuyến hầm.
7.1.3.2 Tình hình địa chất thủy văn dọc tuyến đường hầm; đặc điểm nứt nẻ.
7.1.3.3 Tình hình ổn định mái dốc cửa hầm, gương hầm.
7.1.3.4 Hiện tượng địa chất ảnh hưởng tới an toàn thi công (hang hốc, khí độc, phóng xạ v.v...)
7.1.3.5 Ứng suất địa tầng, động đất v.v...
7.1.3.6 Tính hình nhiệt độ của đất, đá.
7.1.3.7 Khi tiến hành đánh giá và nêu phương án gia cố ban đầu, có thể tiến hành phân loại đất theo phương pháp RMR (rock mass rating) và phương pháp Q (rock tunelling quality index) là những phương pháp đánh giá khối đá tiên tiến nhất và cũng được ứng dụng rộng rãi nhất (Tham khảo hướng dẫn của ngành điện). Ngoài ra có thể tham khảo thêm các phương pháp phân loại khác khi có luận chứng so sánh.
7.2 Nguyên tắc thiết kế
Thiết kế đường hầm thủy lợi phải đảm bảo được các yêu cầu cơ bản sau:
1. Thiết kế tuy nen phải đảm bảo ổn định chung và độ bền;
2. Hạn chế khe nứt tại vỏ bọc;
3. Tránh không gây nên thông mạch thủy lực của khối đá (đứt gãy thủy lực);
4. Bảo đảm sự liền khối của kết cấu vỏ bọc dưới tác động của tải trọng trong và ngoài đường hầm;
5. Hạn chế lượng và ảnh hưởng của dòng thấm;
6. Hạn chế tổn thất nước và chi phí hợp lý;
7. Đối với thiết kế đường hầm thủy lợi, ngoài việc phải phù hợp với quy phạm này ra, còn phải phù hợp với các quy định của tiêu chuẩn nhà nước hiện hành có liên quan.

Theo quy định trên, khi thiết kế đường hầm thủy lợi phải đảm bảo được các yêu cầu cơ bản sau:

- Thiết kế tuy nen phải đảm bảo ổn định chung và độ bền;

- Hạn chế khe nứt tại vỏ bọc;

- Tránh không gây nên thông mạch thủy lực của khối đá (đứt gãy thủy lực);

- Bảo đảm sự liền khối của kết cấu vỏ bọc dưới tác động của tải trọng trong và ngoài đường hầm;

- Hạn chế lượng và ảnh hưởng của dòng thấm;

- Hạn chế tổn thất nước và chi phí hợp lý;

- Đối với thiết kế đường hầm thủy lợi, ngoài việc phải phù hợp với quy phạm này ra, còn phải phù hợp với các quy định của tiêu chuẩn nhà nước hiện hành có liên quan.

Đường hầm thủy lợi

Đường hầm thủy lợi (Hình từ Internet)

Đường hầm thủy lợi thuộc trường hợp nào phải bố trí thiết bị quan trắc an toàn?

Đường hầm thủy lợi thuộc trường hợp phải bố trí thiết bị quan trắc an toàn quy định tại tiểu mục 10.1 Mục 10 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9154:2012 như sau:

Đường hầm thủy lợi thuộc một trong các trường hợp sau đây đều phải bố trí thiết bị quan trắc an toàn ở đoạn hầm có tính đại diện, tiêu biểu.

- Hầm thủy công cấp I

- Đường hầm thủy lợi đường kính lớn, cột nước cao, vận tốc lớn

- Đoạn hầm địa chất xấu.

- Đường hầm đất

- Đoạn hầm áp dụng kỹ thuật cao.

Quan trắc an toàn hầm đối với đường hầm thủy lợi có mấy loại?

Quan trắc an toàn hầm được quy định tại tiểu mục 10.2 Mục 10 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9154:2012 như sau:

Quan trắc an toàn hầm bao gồm quan trắc bên trong hầm và quan trắc bên ngoài hầm. Nội dung quan trắc phải phù hợp quy định sau đây:

- Quan trắc bên trong hầm: chủ yếu quan trắc trạng thái nước chảy trong hầm, trạng thái làm việc của công trình và đá bao quanh đường hầm, cả về thủy lực và kết cấu.

- Quan trắc bên ngoài đường hầm chủ yếu quan trắc trạng thái làm việc bên ngoài dọc theo tuyến hầm, kể cả cửa vào, cửa ra, sự thay đổi mặt đất và mái đá.

- Nội dung quan trắc cụ thể, phải căn cứ vào công dụng của đường hầm và điều kiện đá bao quanh hầm để quyết định.

Đoạn đường hầm có địa chất xấu, nên có thiết kế quan trắc trong thời gian thi công, và kịp thời thu thập tin tức, kết quả, để nghiên cứu, phân tích số liệu quan trắc.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,041 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào